Yêu cầu báo giá

Phong cách thiết kế Mid-Century Modern

Trong các căn hộ Việt Nam hiện đại, nhiều gia đình ưa chuộng kiểu thiết kế Mid- Century Modern. Vậy, phong cách thiết kế Mid- Century Modern là gì? Nó có tính ứng dụng ra sao? Cùng Mộc Tinh Hoa tìm hiểu thông tin dưới đây. 

phong cách thiết kế Mid- Century Modern

I. Phong cách thiết kế Mid- Century Modern là gì?

1. Khái niệm phong cách thiết kế Mid- Century Modern

Mid- Century Modern (MCM) là một phong trào thiết kế của Mỹ những năm 1945-1969. Phong trào thiết kế MCM hiện đại xuất hiện trong lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, nội thất, thiết kế đồ họa,...

Thật ra, ban đầu, Mid- Century Modern không phải là một phong cách thiết kế cụ thể. Nó đơn giản chỉ là bộ sưu tập những ngôi nhà được xây dựng sau Thế chiến thứ 2 thôi. MCM nổi tiếng với những đường nét sắc sảo, rành mạch, trang trí tối giản, có sự kết nối với các yếu tố thiên nhiên. Chúng được lấy cảm hứng từ phong cách thảo nguyên, phát triển bởi kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Write. 

Ngôi nhà Tract ở Tujunga, California (1960).

Ngôi nhà Tract ở Tujunga, California (1960). 

Nguồn: Wikipedia.

Căn hộ đậm chất Mid- Century Modern có đặc điểm sau:

- Thiết kế không gian mở

- Sử dụng cửa kính thông suốt từ trần đến sàn

- Kết hợp giữa nội thất với không gian bên ngoài

- Đường nét rành mạch với khối hình học.

- Có sự thay đổi về cao độ 

Khác với phong cách thiết kế thảo nguyên trên cao, Mid- Century Modern có lối trang trí tối giản hơn. 

Xuất hiện trong Thế chiến thứ hai nhưng đến năm 1984, thuật ngữ Mid- Century Modern mới  thực sự xuất hiện thông qua cuốn sách Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s của Cara Greenberg. Hiện nay, MCM được các học giả và viện bảo tàng trên thế giới công nhận là phong trào thiết kế quan trọng. 

Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s

Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s

Tính thẩm mỹ trong MCM thể hiện qua phong cách xây dựng, bố trí nội thất. Nó phù hợp với sự phát triển chủ nghĩa hiện đại với những đường nét gọn gàng, đơn giản, vật liệu trung thực, không trang trí cầu kỳ, chi tiết. 

Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s

2. Lịch sử phong cách thiết kế Mid- Century Modern

Khởi nguồn cho kiểu dáng thiết kế Mid- Century Modern là năm 1940, sau Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, thời điểm đó mới chỉ hình thành nên những ngôi nhà, kiến trúc được thiết kế với kiểu dáng như vậy. Mãi sau này, thuật ngữ Mid- Century Modern mới được ra đời, sau tác phẩm Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s, Cara Greenberg. Theo đó, nhà sử học cho rằng phong trào này phản ánh chân thực các phong trào trước đó như Bauhaus, kiến trúc hiện đại quốc tế. 

Mid- Century Modern diễn ra sau Art Deco. Nếu như Art Deco vẫn có những thiết kế phức tạp, tỉ mỉ thì MCM hoàn toàn ngược lại. Phong cách thiết kế giữa thế kỷ tập trung vào công năng nội thất, ưu tiên thiết kế tối giản với không gian mở. 

thiết kế nội thất vừa sang trọng, ít tốn kém

Kiến trúc MCM phản ánh chân thực về lối sống người dân thời bấy giờ. Theo đó, người dân dân không cần chi số tiền quá lớn để có một ngôi nhà với thiết kế nhã nhặn. Xu hướng mua căn hộ tăng, KTS thời kỳ này cũng tập trung đưa ra những ý tưởng thiết kế nội thất vừa sang trọng, ít tốn kém. 

Một trong những ý tưởng thiết kế phổ biến nhất trong thời kỳ này là “mang không gian bên ngoài” vào trong nhà. Vì vậy, các căn hộ Mid- Century Modern thường có cửa sổ rộng lớn, nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào, tầm nhìn rộng mở. 

Không cầu kỳ, lắt nhắt, nội thất MCM tối giản với mặt phẳng và cấu trúc góc cạnh. Nhà ở được thiết kế hiện đại, ưu tiên công năng thay vì nội thất cầu kỳ. Lối thiết kế này phù hợp với nhu cầu sống hàng ngày. Cho đến ngày nay, Mid- Century Modern vẫn là phong cách thiết kế được đánh giá cao và nhiều gia đình lựa chọn. 

thiết kế nội thất vừa sang trọng, ít tốn kém

II. Đặc trưng của phong cách thiết kế Mid- Century Modern

1. Màu sắc thiết kế 

Trong tất cả các phong cách thiết kế, có lẽ, Mid- Century Modern là phong cách có sự lựa chọn màu sắc phóng khoáng nhất. Tại đây, bạn có thể lựa chọn những tone màu trầm ấm, kết hợp với những gam màu tươi sáng, sinh động mà không cần tiết chế quá nhiều. Nhờ vậy, phong cách Mid- Century Modern sẽ mang lại cho ngôi nhà bạn sự tươi trẻ, phóng khoáng.

Màu sắc thiết kế

Nhà thiết kế Brooke Schneider có giải thích rằng: Khi nghĩ đến màu sắc thiết kế của MCM, ta thường nghĩ ngay đến gam màu tươi sáng đặc trưng giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những gam màu trầm kết hợp với tone màu tươi tắn, bắt mắt mang lại cho gia chủ tinh thần lạc quan, phóng khoáng. Hay nói cách khác, nó tạo hiệu ứng tốt về mặt thị giác, mang lại không gian có thiết kế hiệu quả. 

Vì vậy, đừng ngại ngần khi lựa chọn màu vàng chanh hay đỏ tươi, kết hợp với những gam màu trung tính khác. Tin tôi đi, nó sẽ tạo nên một ngôi nhà đậm cá tính, vui nhộn và thú vị.  

2. Lựa chọn nội thất

Là đứa con giao thời, Mid- Century Modern có sự kế thừa của nhiều phong cách thiết kế đi trước. Kết hợp với cách thiết kế cận hiện đại, MCM tạo ra một không gian sống vừa có nét đẹp cổ điển, vừa có tính thời đại. Nội thất mang phong cách thiết kế giữa thế kỷ giống như những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, như ghế womb, bàn tulip,...

Nội thất thiết kế

Hình thức thiết kế nội thất MCM thường có đường nét mạnh mẽ, góc cong mềm mại. Nội thất nổi bật với vẻ đẹp tối giản, hiếm khi thấy sự cầu kỳ, rườm rà trong chất liệu hay họa tiết trang trí. Đặc biệt, nội thất Mid- Century Modern tuy nhỏ gọn nhưng cần gấp đôi công năng. Ví dụ như tủ, kệ âm tường, bàn, ghế,... vừa có công dụng trang trí, vừa đem lại tiện ích sống hiệu quả. 

Lựa chọn nội thất phù hợp

Khi lựa chọn nội thất, bạn nên quyết định lấy những đồ dùng thật sự cần thiết, bố trí một cách tối giản. Tránh làm rối, nhiễu loạn không gian làm mất cân bằng màu sắc. Trong quá trình thiết kế, ưu tiên sắp đặt những không gian mở, cơi nới về mặt thị giác. Ví dụ như bạn có thể đặt bàn ăn lớn thông suốt với phòng khách. Ngoài ra, hãy sử dụng cửa sổ kính rộng mở để đón ánh sáng mặt trời vào nhà tốt nhất. 

Nội thất mang đậm phong cách Mid-Century Modern

Một số nội thất mang đậm phong cách Mid- Century Modern thường có kích thước lớn và giá bán cao. Vì đây là những dòng đồ cổ xưa, mang giá trị cao về vật chất. Tại Việt Nam, phần lớn Mid- Century Modern thường được áp dụng thiết kế cho các căn hộ, chung cư cao cấp hay những biệt thự có diện tích lớn, thu nhập gia chủ cao. 

3. Đan xen yếu tố tự nhiên

Đặc trưng thứ 3 của phong cách thiết kế Mid- Century Modern đó là bạn cần mang yếu tố thiên nhiên vào trong ngôi nhà của bạn. Hay nói cách khác, đan xen những yếu tố tự nhiên trong quá trình thiết kế. Ví dụ như tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ kính rộng lớn hay thêm cây xanh tươi mát vào nhà. Bên cạnh đó, KTS có thể sử dụng vật liệu tự nhiên, mộc mạc như gỗ, vải, sứ,... để mang lại không gian sống gần gũi, gắn kết. 

Đan xen yếu tố tự nhiên

Cuối cùng, đừng ngại ngần khi tham khảo những vật liệu được chế tác từ thiên nhiên mang dáng dấp thập niên cuối thế kỷ XIX. Ví dụ như những vật liệu từ gỗ tự nhiên, kim loại không pha tạp chất, da hay vải cotton 100%,... Chúng sẽ là điểm nhấn tuyệt vời, nâng tầm giá trị và chiều sâu không gian sống. 

4. Tối giản hóa trang trí

Như đã nói ở trên, các căn hộ theo phong cách MCM thường có cách lựa chọn nội thất tập trung vào công năng thay vì thiết kế. Chính vì vậy, không gian trong nhà được trang trí tối giản, không cầu kỳ như các phong cách thiết kế khác.

Tối giản hóa trang trí

Những đường nét trang trí trong nhà thường rất mạnh mẽ, dứt khoát. Mọi thứ đều cần rõ ràng, độc lập. Tuy nhiên, khác biệt ở Mid- Century Modern là nó có sự sáng tạo bất quy tắc. Đôi khi, cách trang trí trong nhà có phần hơi “ngông cuồng, phá cách”. 

Tối giản hóa trang trí

5. Pha trộn các vật liệu

Trong phong cách thiết kế giữa thế kỷ, sự pha trộn vật liệu là đặc trưng nổi bật, thú vị. Mid- Century Modern khuyến khích sự pha trộn vật liệu truyền thống và phi truyền thống. Từ đó, dẫn đến việc trong một căn phòng, bạn có thể thấy những tấm kim loại, ván ép, plexiglass hoặc lucite bên cạnh các vật liệu truyền thống. Ví dụ như, trong một phòng khách, bàn cafe có thể làm từ Plexiglass với hình thù rõ ràng, sắc nét. Kết hợp với nó có thể là ghế gỗ hoặc sofa vải truyền thống. 

Phòng khách Mid- Century Modern với lò sưởi là điểm nhấn

Phòng khách Mid- Century Modern với lò sưởi là điểm nhấn

III. Phong cách Mid- Century Modern ngày nay

1. Vì sao phong cách Mid- Century Modern quay trở lại mạnh mẽ

Có lẽ, bởi thiết kế đa dạng, phù hợp với mọi người nên  Mid- Century Modern từng trở nên nổi tiếng. Và hiện tại, phong cách giữa thế kỷ này đang quay trở lại mạnh mẽ. Kế thừa những nét đẹp từ thế kỷ trước, tiếp thu tinh hoa hiện đại, MCM phù hợp với đa dạng nhu cầu khách hàng. 

Một lý do khác đó là trong phong cách thiết kế giữa thế kỷ, công năng nội thất là vấn đề quan trọng. Thậm chí, nó còn quan trọng hơn hình thức thiết kế. Chính vì vậy, một ngôi nhà mang đậm phong cách Mid- Century Modern sẽ vô cùng thiết thực, tiện ích. Thiết kế nội thất đơn giản, sắc nét giúp gia chủ tiết kiệm diện tích hiệu quả. Điều này đặc biệt phù hợp với nhu cầu thiết kế hiện nay, khi quỹ đất hạn hẹp, các căn hộ, ngôi nhà ko được xây dựng quá lớn. Chính vì vậy, không lấy làm lạ khi phong cách thiết kế Mid- Century Modern đang quay trở lại mạnh mẽ và được nhiều gia đình ưa chuộng. 

Bên cạnh đó, 2022 được dự đoán là một năm bùng nổ với trào lưu bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. Mà trong phong cách thiết kế MCM, kết hợp hài hòa yếu tố thiên nhiên vào môi trường sống là một trong những đặc trưng tiêu biểu của nó. Ngôi nhà của bạn sẽ trở nên bình dị, thanh mát với những chậu cây tràn ngập năng lượng. Nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào giúp gia chủ có thể tiết kiệm năng lượng điện vào ban ngày hiệu quả. 

Đồng thời, so với các nội thất ngắn hạn, kém chất lượng, các gia đình cũng có xu thế lựa chọn đồ dùng Mid- Century Modern với chất lượng bền bỉ, vượt thời gian. 

2. Các tên tuổi nổi tiếng

Nhắc đến MCM, chúng ta không thể kể tên những người “nghệ nhân” đã hiện thực hóa phong cách này vào đời sống. Đó là những cái tên nổi tiếng: Eero Saarinen, George Nelson, Charles Eames, Harry Bertoia, Isamu Noguchi. 

Họ là những nhà thiết kế đầu quân cho các nhãn hàng lớn như Knoll và Herman Miller. Những thiết kế của họ mang đậm phong cách giữa thế kỷ. Đan xen với đó là nét đẹp hiện đại.

Ghế Tulip gắn bó với tên tuổi của Eero Saarinen.

Ghế Tulip gắn bó với tên tuổi của Eero Saarinen.

Nguồn ảnh: Knoll

3. Mua nội thất Mid- Century Modern ở đâu?

Ngày nay, để mua nội thất Mid Century Modern, bạn có thể ra những cửa hàng vintage hoặc tìm hiểu những thương hiệu mới với những thiết kế vượt thời gian. Nội thất MCM có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với đa dạng phân khúc khách hàng, từ trung bình đến cao. 

DC Hiller’s MCM Daily

DC Hiller’s MCM Daily

Nếu bạn muốn tìm nội thất Mid- Century Modern với mức giá tầm trung, hãy tham khảo các thương hiệu sau: Parachute Home và Serena & Lily. Phải chăng hơn thì có: West Elm, All Modern, CB2 và Urban Outfitters.

Nếu bạn ưa chuộng những dòng nội thất cao cấp theo phong cách này, Knoll và Design Within Reach (DWR) sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

IV. Ứng dụng phong cách Mid- Century Modern trong thiết kế nội thất

1. Phòng khách mang đậm phong cách Mid- Century Modern

Phòng khách sáng sủa, hiện đại mang nét đẹp giữa thế kỷ

Phòng khách sáng sủa, hiện đại mang nét đẹp giữa thế kỷ

Thiết kế phòng khách với họa tiết hình học sáng tạo

Thiết kế phòng khách với họa tiết hình học sáng tạo

Bức tranh nghệ thuật mang lại màu sắc tuyệt vời cho phòng khách hiện đại

Bức tranh nghệ thuật mang lại màu sắc tuyệt vời cho phòng khách hiện đại

Khu vực tiếp khách đậm chất Mid- Century modern với kết cấu độc đáo

Khu vực tiếp khách đậm chất Mid- Century modern với kết cấu độc đáo

thiết kế hiện đại giúp không gian không bị lỗi thời

Phối hợp bảng màu cổ điển với thiết kế hiện đại giúp không gian không bị lỗi thời

2. Phòng ngủ Mid- Century Modern

Phòng ngủ Mid- Century Modern sáng sủa

Phòng ngủ Mid- Century Modern sáng sủa

Chất liệu gỗ tự nhiên cùng vải dệt mang lại không gian ấm áp

Chất liệu gỗ tự nhiên cùng vải dệt mang lại không gian ấm áp

Kết hợp tinh tế cùng những đường cong độc đáo

Kết hợp tinh tế cùng những đường cong độc đáo

Phòng ngủ được pha trộn vật liệu độc đáo

Phòng ngủ được pha trộn vật liệu độc đáo

Thiết kế Mid- Century Modern đơn giản, tinh tế

Thiết kế Mid- Century Modern đơn giản, tinh tế, gần gũi với tự nhiên

3. Phòng bếp Mid- Century Modern

Nhà bếp giữa thế kỷ hiện đại, rộng rãi

Nhà bếp giữa thế kỷ hiện đại, rộng rãi

Tủ bếp bằng gỗ thiết kế tối giản

Tủ bếp bằng gỗ thiết kế tối giản

Thiết kế bếp ấm áp, hiện đại với đường nét sắc sảo

Thiết kế bếp ấm áp, hiện đại với đường nét sắc sảo

Thiết kế bếp ấm áp, hiện đại với đường nét sắc sảo

Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển và hiện đại

Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển và hiện đại

4. Phòng tắm Mid- Century Modern

Phòng tắm hiện đại với độ tương phản mạnh mẽ

Phòng tắm hiện đại với độ tương phản mạnh mẽ

Phòng tắm Mid- Century Modern với màu sắc tươi sáng, độc đáo

Phòng tắm Mid- Century Modern với màu sắc tươi sáng, độc đáo

Phòng tắm MCM với màu sắc tương phản đẹp mắt

Phòng tắm MCM với màu sắc tương phản đẹp mắt

Phòng tắm lát gạch sạch sẽ tinh tế với nét đẹp hiện đại

Phòng tắm lát gạch sạch sẽ tinh tế với nét đẹp hiện đại

Tủ bồn rửa bằng gỗ ấm áp

Tủ bồn rửa bằng gỗ ấm áp

5. Phòng làm việc Mid- Century Modern

Phòng làm việc đậm chất MCM

Phòng làm việc đậm chất MCM

Bàn gỗ mộc mạc với những ngăn kéo độc đáo

Bàn gỗ mộc mạc với những ngăn kéo độc đáo

Phòng làm việc hiện đại giữa thế kỷ với màu sắc tươi tắn, ấm cúng

Phòng làm việc hiện đại giữa thế kỷ với màu sắc tươi tắn, ấm cúng

Bức tường gỗ với kệ mở độc đáo

Bức tường gỗ với kệ mở độc đáo

Ghế làm việc Panton S hiện đại

Ghế làm việc Panton S hiện đại

Thiết kế phòng làm việc một cách tối giản

Thiết kế phòng làm việc một cách tối giản 

Pha trộn hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại, Mid- Century Modern khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho mọi gia đình trong quá trình thiết kế nội thất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã phần nào nắm bắt được những thông tin cần thiết về trào lưu thiết kế độc đáo này. Để tìm hiểu nhiều hơn về các phong trào thiết kế trên thế giới, hãy truy cập website moctinhhoa.vn

 

 

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Phong cách thiết kế Mid-Century Modern

Saturday, November 27, 2021

Trong các căn hộ Việt Nam hiện đại, nhiều gia đình ưa chuộng kiểu thiết kế Mid- Century Modern. Vậy, phong cách thiết kế Mid- Century Modern là gì? Nó có tính ứng dụng ra sao? Cùng Mộc Tinh Hoa tìm hiểu thông tin dưới đây. 

phong cách thiết kế Mid- Century Modern

I. Phong cách thiết kế Mid- Century Modern là gì?

1. Khái niệm phong cách thiết kế Mid- Century Modern

Mid- Century Modern (MCM) là một phong trào thiết kế của Mỹ những năm 1945-1969. Phong trào thiết kế MCM hiện đại xuất hiện trong lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, nội thất, thiết kế đồ họa,...

Thật ra, ban đầu, Mid- Century Modern không phải là một phong cách thiết kế cụ thể. Nó đơn giản chỉ là bộ sưu tập những ngôi nhà được xây dựng sau Thế chiến thứ 2 thôi. MCM nổi tiếng với những đường nét sắc sảo, rành mạch, trang trí tối giản, có sự kết nối với các yếu tố thiên nhiên. Chúng được lấy cảm hứng từ phong cách thảo nguyên, phát triển bởi kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Write. 

Ngôi nhà Tract ở Tujunga, California (1960).

Ngôi nhà Tract ở Tujunga, California (1960). 

Nguồn: Wikipedia.

Căn hộ đậm chất Mid- Century Modern có đặc điểm sau:

- Thiết kế không gian mở

- Sử dụng cửa kính thông suốt từ trần đến sàn

- Kết hợp giữa nội thất với không gian bên ngoài

- Đường nét rành mạch với khối hình học.

- Có sự thay đổi về cao độ 

Khác với phong cách thiết kế thảo nguyên trên cao, Mid- Century Modern có lối trang trí tối giản hơn. 

Xuất hiện trong Thế chiến thứ hai nhưng đến năm 1984, thuật ngữ Mid- Century Modern mới  thực sự xuất hiện thông qua cuốn sách Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s của Cara Greenberg. Hiện nay, MCM được các học giả và viện bảo tàng trên thế giới công nhận là phong trào thiết kế quan trọng. 

Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s

Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s

Tính thẩm mỹ trong MCM thể hiện qua phong cách xây dựng, bố trí nội thất. Nó phù hợp với sự phát triển chủ nghĩa hiện đại với những đường nét gọn gàng, đơn giản, vật liệu trung thực, không trang trí cầu kỳ, chi tiết. 

Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s

2. Lịch sử phong cách thiết kế Mid- Century Modern

Khởi nguồn cho kiểu dáng thiết kế Mid- Century Modern là năm 1940, sau Thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, thời điểm đó mới chỉ hình thành nên những ngôi nhà, kiến trúc được thiết kế với kiểu dáng như vậy. Mãi sau này, thuật ngữ Mid- Century Modern mới được ra đời, sau tác phẩm Mid-Century Modern: Furniture of the 1950s, Cara Greenberg. Theo đó, nhà sử học cho rằng phong trào này phản ánh chân thực các phong trào trước đó như Bauhaus, kiến trúc hiện đại quốc tế. 

Mid- Century Modern diễn ra sau Art Deco. Nếu như Art Deco vẫn có những thiết kế phức tạp, tỉ mỉ thì MCM hoàn toàn ngược lại. Phong cách thiết kế giữa thế kỷ tập trung vào công năng nội thất, ưu tiên thiết kế tối giản với không gian mở. 

thiết kế nội thất vừa sang trọng, ít tốn kém

Kiến trúc MCM phản ánh chân thực về lối sống người dân thời bấy giờ. Theo đó, người dân dân không cần chi số tiền quá lớn để có một ngôi nhà với thiết kế nhã nhặn. Xu hướng mua căn hộ tăng, KTS thời kỳ này cũng tập trung đưa ra những ý tưởng thiết kế nội thất vừa sang trọng, ít tốn kém. 

Một trong những ý tưởng thiết kế phổ biến nhất trong thời kỳ này là “mang không gian bên ngoài” vào trong nhà. Vì vậy, các căn hộ Mid- Century Modern thường có cửa sổ rộng lớn, nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào, tầm nhìn rộng mở. 

Không cầu kỳ, lắt nhắt, nội thất MCM tối giản với mặt phẳng và cấu trúc góc cạnh. Nhà ở được thiết kế hiện đại, ưu tiên công năng thay vì nội thất cầu kỳ. Lối thiết kế này phù hợp với nhu cầu sống hàng ngày. Cho đến ngày nay, Mid- Century Modern vẫn là phong cách thiết kế được đánh giá cao và nhiều gia đình lựa chọn. 

thiết kế nội thất vừa sang trọng, ít tốn kém

II. Đặc trưng của phong cách thiết kế Mid- Century Modern

1. Màu sắc thiết kế 

Trong tất cả các phong cách thiết kế, có lẽ, Mid- Century Modern là phong cách có sự lựa chọn màu sắc phóng khoáng nhất. Tại đây, bạn có thể lựa chọn những tone màu trầm ấm, kết hợp với những gam màu tươi sáng, sinh động mà không cần tiết chế quá nhiều. Nhờ vậy, phong cách Mid- Century Modern sẽ mang lại cho ngôi nhà bạn sự tươi trẻ, phóng khoáng.

Màu sắc thiết kế

Nhà thiết kế Brooke Schneider có giải thích rằng: Khi nghĩ đến màu sắc thiết kế của MCM, ta thường nghĩ ngay đến gam màu tươi sáng đặc trưng giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những gam màu trầm kết hợp với tone màu tươi tắn, bắt mắt mang lại cho gia chủ tinh thần lạc quan, phóng khoáng. Hay nói cách khác, nó tạo hiệu ứng tốt về mặt thị giác, mang lại không gian có thiết kế hiệu quả. 

Vì vậy, đừng ngại ngần khi lựa chọn màu vàng chanh hay đỏ tươi, kết hợp với những gam màu trung tính khác. Tin tôi đi, nó sẽ tạo nên một ngôi nhà đậm cá tính, vui nhộn và thú vị.  

2. Lựa chọn nội thất

Là đứa con giao thời, Mid- Century Modern có sự kế thừa của nhiều phong cách thiết kế đi trước. Kết hợp với cách thiết kế cận hiện đại, MCM tạo ra một không gian sống vừa có nét đẹp cổ điển, vừa có tính thời đại. Nội thất mang phong cách thiết kế giữa thế kỷ giống như những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, như ghế womb, bàn tulip,...

Nội thất thiết kế

Hình thức thiết kế nội thất MCM thường có đường nét mạnh mẽ, góc cong mềm mại. Nội thất nổi bật với vẻ đẹp tối giản, hiếm khi thấy sự cầu kỳ, rườm rà trong chất liệu hay họa tiết trang trí. Đặc biệt, nội thất Mid- Century Modern tuy nhỏ gọn nhưng cần gấp đôi công năng. Ví dụ như tủ, kệ âm tường, bàn, ghế,... vừa có công dụng trang trí, vừa đem lại tiện ích sống hiệu quả. 

Lựa chọn nội thất phù hợp

Khi lựa chọn nội thất, bạn nên quyết định lấy những đồ dùng thật sự cần thiết, bố trí một cách tối giản. Tránh làm rối, nhiễu loạn không gian làm mất cân bằng màu sắc. Trong quá trình thiết kế, ưu tiên sắp đặt những không gian mở, cơi nới về mặt thị giác. Ví dụ như bạn có thể đặt bàn ăn lớn thông suốt với phòng khách. Ngoài ra, hãy sử dụng cửa sổ kính rộng mở để đón ánh sáng mặt trời vào nhà tốt nhất. 

Nội thất mang đậm phong cách Mid-Century Modern

Một số nội thất mang đậm phong cách Mid- Century Modern thường có kích thước lớn và giá bán cao. Vì đây là những dòng đồ cổ xưa, mang giá trị cao về vật chất. Tại Việt Nam, phần lớn Mid- Century Modern thường được áp dụng thiết kế cho các căn hộ, chung cư cao cấp hay những biệt thự có diện tích lớn, thu nhập gia chủ cao. 

3. Đan xen yếu tố tự nhiên

Đặc trưng thứ 3 của phong cách thiết kế Mid- Century Modern đó là bạn cần mang yếu tố thiên nhiên vào trong ngôi nhà của bạn. Hay nói cách khác, đan xen những yếu tố tự nhiên trong quá trình thiết kế. Ví dụ như tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên qua cửa sổ kính rộng lớn hay thêm cây xanh tươi mát vào nhà. Bên cạnh đó, KTS có thể sử dụng vật liệu tự nhiên, mộc mạc như gỗ, vải, sứ,... để mang lại không gian sống gần gũi, gắn kết. 

Đan xen yếu tố tự nhiên

Cuối cùng, đừng ngại ngần khi tham khảo những vật liệu được chế tác từ thiên nhiên mang dáng dấp thập niên cuối thế kỷ XIX. Ví dụ như những vật liệu từ gỗ tự nhiên, kim loại không pha tạp chất, da hay vải cotton 100%,... Chúng sẽ là điểm nhấn tuyệt vời, nâng tầm giá trị và chiều sâu không gian sống. 

4. Tối giản hóa trang trí

Như đã nói ở trên, các căn hộ theo phong cách MCM thường có cách lựa chọn nội thất tập trung vào công năng thay vì thiết kế. Chính vì vậy, không gian trong nhà được trang trí tối giản, không cầu kỳ như các phong cách thiết kế khác.

Tối giản hóa trang trí

Những đường nét trang trí trong nhà thường rất mạnh mẽ, dứt khoát. Mọi thứ đều cần rõ ràng, độc lập. Tuy nhiên, khác biệt ở Mid- Century Modern là nó có sự sáng tạo bất quy tắc. Đôi khi, cách trang trí trong nhà có phần hơi “ngông cuồng, phá cách”. 

Tối giản hóa trang trí

5. Pha trộn các vật liệu

Trong phong cách thiết kế giữa thế kỷ, sự pha trộn vật liệu là đặc trưng nổi bật, thú vị. Mid- Century Modern khuyến khích sự pha trộn vật liệu truyền thống và phi truyền thống. Từ đó, dẫn đến việc trong một căn phòng, bạn có thể thấy những tấm kim loại, ván ép, plexiglass hoặc lucite bên cạnh các vật liệu truyền thống. Ví dụ như, trong một phòng khách, bàn cafe có thể làm từ Plexiglass với hình thù rõ ràng, sắc nét. Kết hợp với nó có thể là ghế gỗ hoặc sofa vải truyền thống. 

Phòng khách Mid- Century Modern với lò sưởi là điểm nhấn

Phòng khách Mid- Century Modern với lò sưởi là điểm nhấn

III. Phong cách Mid- Century Modern ngày nay

1. Vì sao phong cách Mid- Century Modern quay trở lại mạnh mẽ

Có lẽ, bởi thiết kế đa dạng, phù hợp với mọi người nên  Mid- Century Modern từng trở nên nổi tiếng. Và hiện tại, phong cách giữa thế kỷ này đang quay trở lại mạnh mẽ. Kế thừa những nét đẹp từ thế kỷ trước, tiếp thu tinh hoa hiện đại, MCM phù hợp với đa dạng nhu cầu khách hàng. 

Một lý do khác đó là trong phong cách thiết kế giữa thế kỷ, công năng nội thất là vấn đề quan trọng. Thậm chí, nó còn quan trọng hơn hình thức thiết kế. Chính vì vậy, một ngôi nhà mang đậm phong cách Mid- Century Modern sẽ vô cùng thiết thực, tiện ích. Thiết kế nội thất đơn giản, sắc nét giúp gia chủ tiết kiệm diện tích hiệu quả. Điều này đặc biệt phù hợp với nhu cầu thiết kế hiện nay, khi quỹ đất hạn hẹp, các căn hộ, ngôi nhà ko được xây dựng quá lớn. Chính vì vậy, không lấy làm lạ khi phong cách thiết kế Mid- Century Modern đang quay trở lại mạnh mẽ và được nhiều gia đình ưa chuộng. 

Bên cạnh đó, 2022 được dự đoán là một năm bùng nổ với trào lưu bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. Mà trong phong cách thiết kế MCM, kết hợp hài hòa yếu tố thiên nhiên vào môi trường sống là một trong những đặc trưng tiêu biểu của nó. Ngôi nhà của bạn sẽ trở nên bình dị, thanh mát với những chậu cây tràn ngập năng lượng. Nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào giúp gia chủ có thể tiết kiệm năng lượng điện vào ban ngày hiệu quả. 

Đồng thời, so với các nội thất ngắn hạn, kém chất lượng, các gia đình cũng có xu thế lựa chọn đồ dùng Mid- Century Modern với chất lượng bền bỉ, vượt thời gian. 

2. Các tên tuổi nổi tiếng

Nhắc đến MCM, chúng ta không thể kể tên những người “nghệ nhân” đã hiện thực hóa phong cách này vào đời sống. Đó là những cái tên nổi tiếng: Eero Saarinen, George Nelson, Charles Eames, Harry Bertoia, Isamu Noguchi. 

Họ là những nhà thiết kế đầu quân cho các nhãn hàng lớn như Knoll và Herman Miller. Những thiết kế của họ mang đậm phong cách giữa thế kỷ. Đan xen với đó là nét đẹp hiện đại.

Ghế Tulip gắn bó với tên tuổi của Eero Saarinen.

Ghế Tulip gắn bó với tên tuổi của Eero Saarinen.

Nguồn ảnh: Knoll

3. Mua nội thất Mid- Century Modern ở đâu?

Ngày nay, để mua nội thất Mid Century Modern, bạn có thể ra những cửa hàng vintage hoặc tìm hiểu những thương hiệu mới với những thiết kế vượt thời gian. Nội thất MCM có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với đa dạng phân khúc khách hàng, từ trung bình đến cao. 

DC Hiller’s MCM Daily

DC Hiller’s MCM Daily

Nếu bạn muốn tìm nội thất Mid- Century Modern với mức giá tầm trung, hãy tham khảo các thương hiệu sau: Parachute Home và Serena & Lily. Phải chăng hơn thì có: West Elm, All Modern, CB2 và Urban Outfitters.

Nếu bạn ưa chuộng những dòng nội thất cao cấp theo phong cách này, Knoll và Design Within Reach (DWR) sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

IV. Ứng dụng phong cách Mid- Century Modern trong thiết kế nội thất

1. Phòng khách mang đậm phong cách Mid- Century Modern

Phòng khách sáng sủa, hiện đại mang nét đẹp giữa thế kỷ

Phòng khách sáng sủa, hiện đại mang nét đẹp giữa thế kỷ

Thiết kế phòng khách với họa tiết hình học sáng tạo

Thiết kế phòng khách với họa tiết hình học sáng tạo

Bức tranh nghệ thuật mang lại màu sắc tuyệt vời cho phòng khách hiện đại

Bức tranh nghệ thuật mang lại màu sắc tuyệt vời cho phòng khách hiện đại

Khu vực tiếp khách đậm chất Mid- Century modern với kết cấu độc đáo

Khu vực tiếp khách đậm chất Mid- Century modern với kết cấu độc đáo

thiết kế hiện đại giúp không gian không bị lỗi thời

Phối hợp bảng màu cổ điển với thiết kế hiện đại giúp không gian không bị lỗi thời

2. Phòng ngủ Mid- Century Modern

Phòng ngủ Mid- Century Modern sáng sủa

Phòng ngủ Mid- Century Modern sáng sủa

Chất liệu gỗ tự nhiên cùng vải dệt mang lại không gian ấm áp

Chất liệu gỗ tự nhiên cùng vải dệt mang lại không gian ấm áp

Kết hợp tinh tế cùng những đường cong độc đáo

Kết hợp tinh tế cùng những đường cong độc đáo

Phòng ngủ được pha trộn vật liệu độc đáo

Phòng ngủ được pha trộn vật liệu độc đáo

Thiết kế Mid- Century Modern đơn giản, tinh tế

Thiết kế Mid- Century Modern đơn giản, tinh tế, gần gũi với tự nhiên

3. Phòng bếp Mid- Century Modern

Nhà bếp giữa thế kỷ hiện đại, rộng rãi

Nhà bếp giữa thế kỷ hiện đại, rộng rãi

Tủ bếp bằng gỗ thiết kế tối giản

Tủ bếp bằng gỗ thiết kế tối giản

Thiết kế bếp ấm áp, hiện đại với đường nét sắc sảo

Thiết kế bếp ấm áp, hiện đại với đường nét sắc sảo

Thiết kế bếp ấm áp, hiện đại với đường nét sắc sảo

Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển và hiện đại

Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển và hiện đại

4. Phòng tắm Mid- Century Modern

Phòng tắm hiện đại với độ tương phản mạnh mẽ

Phòng tắm hiện đại với độ tương phản mạnh mẽ

Phòng tắm Mid- Century Modern với màu sắc tươi sáng, độc đáo

Phòng tắm Mid- Century Modern với màu sắc tươi sáng, độc đáo

Phòng tắm MCM với màu sắc tương phản đẹp mắt

Phòng tắm MCM với màu sắc tương phản đẹp mắt

Phòng tắm lát gạch sạch sẽ tinh tế với nét đẹp hiện đại

Phòng tắm lát gạch sạch sẽ tinh tế với nét đẹp hiện đại

Tủ bồn rửa bằng gỗ ấm áp

Tủ bồn rửa bằng gỗ ấm áp

5. Phòng làm việc Mid- Century Modern

Phòng làm việc đậm chất MCM

Phòng làm việc đậm chất MCM

Bàn gỗ mộc mạc với những ngăn kéo độc đáo

Bàn gỗ mộc mạc với những ngăn kéo độc đáo

Phòng làm việc hiện đại giữa thế kỷ với màu sắc tươi tắn, ấm cúng

Phòng làm việc hiện đại giữa thế kỷ với màu sắc tươi tắn, ấm cúng

Bức tường gỗ với kệ mở độc đáo

Bức tường gỗ với kệ mở độc đáo

Ghế làm việc Panton S hiện đại

Ghế làm việc Panton S hiện đại

Thiết kế phòng làm việc một cách tối giản

Thiết kế phòng làm việc một cách tối giản 

Pha trộn hài hòa giữa nét đẹp cổ điển và hiện đại, Mid- Century Modern khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho mọi gia đình trong quá trình thiết kế nội thất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã phần nào nắm bắt được những thông tin cần thiết về trào lưu thiết kế độc đáo này. Để tìm hiểu nhiều hơn về các phong trào thiết kế trên thế giới, hãy truy cập website moctinhhoa.vn

 

 

Để lại bình luận của bạn