Yêu cầu báo giá

5 cách bố trí nội thất bếp nhà hàng

Có thể nói, căn bếp là trái tim, là linh hồn trong các nhà hàng, dịch vụ. Vậy, làm thế nào để bố trí nội thất bếp cho nhà hàng hiệu quả? Cùng Mộc Tinh Hoa tìm hiểu chi tiết thông tin dưới đây!

Bố trí nội thất bếp cho nhà hàng khoa học sẽ giúp cho việc nấu nướng trở nên trơn tru và dễ dàng. Với cách thức bố trí hợp lý, nhân viên nấu nướng sẽ làm việc hiệu quả, nhất quán từng khâu và đưa ra những món ăn chất lượng. Ngược lại, một căn bếp lộn xộn sẽ khiến cho các nhân viên trở nên lúng túng và năng suất làm việc kém hơn. Dù bạn thiết kế mới hay sửa sang lại nhà hàng của mình, việc bố trí nội thất bếp vô cùng quan trọng. Ngay bây giờ, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ 5 cách bố trí nội thất bếp nhà hàng tốt nhất để bạn tham khảo. 

1. Bố trí theo dây chuyền nấu nướng

Thứ nhất: Bố cục dây chuyền nấu nướng là gì?

Bố cục dây chuyền nấu nướng là cách thức sắp xếp nội thất bếp thành hàng hoặc có đảo trung tâm. Hàng nội thất này sẽ bắt đầu từ lúc chuẩn bị thực phẩm đến thành quả kết thúc theo thứ tự từng khâu, từng bước. 

Ảnh bố cục dây chuyền nấu nướng

Thứ 2: Lợi ích của việc sắp xếp nội thất theo bố cục dây chuyền nấu nướng

Cách bố trí nội thất bếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều lần và liên tục cùng một loại món ăn. Bố cục dây chuyền nấu nướng phù hợp trong môi trường có nhiều đầu bếp. Mỗi người chịu trách nhiệm cho một “mắt xích” riêng trong quy trình nấu ăn liên tục.

Thứ 3: Loại nhà hàng phù hợp với cách bố trí bếp theo dây chuyền nấu nướng?

Dây chuyền nấu nướng là cách bố trí nội thất phù hợp với các nhà hàng cung cấp đồ ăn nhanh. Tại đây, thực đơn nhà hàng hạn chế, các món ăn có phong cách nấu nướng tương tự. Bên cạnh đó, bạn có thế áp dụng cách bố trí nội thất này với nhà hàng pizza hoặc các nhà hàng có món ăn tự chọn nguyên liệu. 

Ví dụ: Các chuỗi cửa hàng đơn giản như Chipotle và Sweetgreen sử dụng bố cục dây chuyền nấu nướng để sắp xếp nội thất trong nhà hàng của họ.

Ảnh nội thất bếp trong nhà hàng Sweetgreen

Cách bố trí nội thất bếp trong nhà hàng Sweetgreen

2. Sắp xếp nội thất theo kiểu bếp trung tâm

Thứ nhất: Bố cục bếp trung tâm là gì?

Đây là cách sắp xếp với trung tâm là nơi nấu nướng và bao bọc xung quanh là các khu vực khác. Ví dụ, trong nhà hàng, bạn có thể sắp xếp bếp nấu trung tâm, xung quanh là những khu vực sau:

- Kho bảo quản thực phẩm

- Khu vực rửa bát

- Khu vực sơ chế

- Khu bày và trang trí thức ăn

Ảnh bản vẽ bố cục bếp đảo

Bố cục bếp đảo

Thứ hai: Lợi ích bố trí bếp trung tâm

Có thể thấy, khu vực nấu ăn “Meal Cooking” như  một “trung tâm điều hành”. Nhờ vậy, bố trí bếp trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu bếp giao tiếp với nhau. Đồng thời, các nhân viên ở những khu vực xung quanh có thể giám sát bếp điều hành một cách khách quan hiệu quả. 

Thứ ba: Cách bố trí bếp trung tâm phù hợp với loại nhà hàng nào?

Đây là cách sắp xếp nội thất bếp phù hợp với nhà hàng có không gian rộng rãi. Ví dụ như nhà hàng Latour tại Hà Lan. 

3. Bố trí nội thất bếp theo vùng

Thứ nhất: Bố cục theo vùng là gì?

Đây là cách bố trí bếp thành các vùng có chức năng riêng biệt. Mỗi vùng tương ứng với một món ăn. Những món ăn này được nấu nướng và chế biến khác nhau. Ví dụ: nhà hàng có các quầy thức ăn riêng biệt như súp, salad, thịt, khu chiên, khu nướng. 

Ảnh bản vẽ nội thất bếp theo vùng

Sắp xếp nội thất bếp theo từng khu vực

Thứ hai: Lợi ích bố trí nội thất bếp theo vùng

Cách bố trí nội thất bếp này cho phép nhà hàng có thể chế biến món ăn khác nhau cùng một lúc. Tại từng khu vực, bạn có thể phân công một đầu bếp chuyên nghiệp. Người đầu bếp đó sẽ có trách nhiệm quán xuyến tốc độ, tình trạng và chất lượng món ăn sao cho tốt nhất. 

Thứ ba: Bố trí bếp theo khu vực phù hợp với loại nhà hàng nào?

Bố trí bếp theo khu vực phù hợp với nhà hàng có menu đa dạng với số lượng nhân viên lớn. Đặc biệt trong những nhà hàng, khách sạn, địa điểm tổ chức sự kiện,... đây là hình thức sắp xếp nội thất rất phù hợp. 

Lưu ý: Đối với những nhà hàng nhỏ, bạn không nên bố trí nội thất theo hình thức này. Với bố cục phân chia khu vực nấu, bạn sẽ cần không gian đủ lớn, rộng rãi để các nhân viên có thể làm việc một cách trơn tru và dễ dàng. 

Ảnh nội thất bếp theo khu vực

Bố trí nội thất bếp theo khu vực

4. Bố trí bếp Galley

Thứ nhất: Bố trí bếp Galley là gì?

Đây là cách bố trí nội thất và thiết bị bếp song song theo chiều bức tường. Hình thức bố trí này phù phù hợp với các nhà hàng có bếp nhỏ. 

Ảnh bản thiết kế bếp Galley

Bố trí nội thất bếp theo hình thức Galley

Thứ hai: Lợi ích bếp Galley

Bếp Galley đặc biệt phù hợp với không gian nhỏ. Việc sắp xếp nội thất và thiết bị bếp song song sẽ giúp nhân viên có thể dễ dàng di chuyển ra từng khu vực chế biến. Công việc bếp núc nhờ vậy sẽ trở nên linh hoạt hơn. 

Thứ ba: Bố trí bếp galley phù hợp với nhà hàng nào?

Đây là cách thức bố trí nội thất bếp phù hợp với nhà hàng có diện tích nhỏ, số lượng nhân viên ít. Ví dụ như những cửa hàng mini hoặc food truck.

Ảnh cửa hàng mini hoặc food truck

Ảnh cửa hàng mini hoặc food truck

Mẫu gian bếp của Food Truck

5. Bố trí nội thất bếp mở

Thứ nhất: Bố trí nội thất bếp mở là gì?

Bố trí bếp mở là hình thức sắp xếp giúp khách hàng có thể nhìn thấy quá trình nấu nướng bên trong. Bạn có thể bố trí bếp mở rất đơn giản: Chỉ cần hạ bớt một bức tường, bất kỳ bố cục nào ở trên cũng sẽ trở thành bếp mở. 

Để đảm bảo an toàn, bạn có thể lắp đặt những vách kính trong suốt để khách hàng có thể nhìn thấy quá trình nấu nướng. Đây cũng là cách làm thông mình vừa giúp khách hàng có thể quan sát, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường nấu nướng không bị ảnh hưởng. 

Ảnh nội thất bếp mở

Bố trí nội thất bếp mở cho nhà hàng

Hình ảnh trên được chụp bởi khách hàng của Pastel, một trong 100 nhà hàng tốt nhất Canada. Tại đây, nhà hàng bố trí bếp mở để thực khách có thể quan sát bếp trưởng Jason Morris và nhóm của ông thực hiện các món ăn một cách chính xác. 

Thứ hai: Lợi ích việc bố trí bếp mở

Một căn bếp mở giúp khách hàng có một trải nghiệm ăn uống yên tâm và tuyệt vời. Đây cũng là giải pháp rất hay giúp bạn tiết kiệm tối đa không gian nhỏ. 

Thứ ba: Bếp mở phù hợp với kiểu nhà hàng nào?

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những gian bếp mở tại nhà hàng cao cấp hoặc nơi có diện tích nhỏ. Bằng cách xem đầu bếp trình diễn món ăn, thực khách sẽ có trải nghiệm ăn uống đầy ấn tượng và đáng nhớ. 

Hy vọng, 5 cách bố trí nội thất bếp cho nhà hàng trên sẽ là ý tưởng xây dựng tuyệt vời. Để được hỗ trợ thêm trong quá trình thiết kế, hãy liên hệ với chúng tôi. Là đơn vị có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thi công và cung cấp nội thất bếp, Mộc Tinh Hoa sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, hiệu quả.

Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !  

>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng

5 cách bố trí nội thất bếp nhà hàng

Friday, October 22, 2021

Có thể nói, căn bếp là trái tim, là linh hồn trong các nhà hàng, dịch vụ. Vậy, làm thế nào để bố trí nội thất bếp cho nhà hàng hiệu quả? Cùng Mộc Tinh Hoa tìm hiểu chi tiết thông tin dưới đây!

Bố trí nội thất bếp cho nhà hàng khoa học sẽ giúp cho việc nấu nướng trở nên trơn tru và dễ dàng. Với cách thức bố trí hợp lý, nhân viên nấu nướng sẽ làm việc hiệu quả, nhất quán từng khâu và đưa ra những món ăn chất lượng. Ngược lại, một căn bếp lộn xộn sẽ khiến cho các nhân viên trở nên lúng túng và năng suất làm việc kém hơn. Dù bạn thiết kế mới hay sửa sang lại nhà hàng của mình, việc bố trí nội thất bếp vô cùng quan trọng. Ngay bây giờ, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ 5 cách bố trí nội thất bếp nhà hàng tốt nhất để bạn tham khảo. 

1. Bố trí theo dây chuyền nấu nướng

Thứ nhất: Bố cục dây chuyền nấu nướng là gì?

Bố cục dây chuyền nấu nướng là cách thức sắp xếp nội thất bếp thành hàng hoặc có đảo trung tâm. Hàng nội thất này sẽ bắt đầu từ lúc chuẩn bị thực phẩm đến thành quả kết thúc theo thứ tự từng khâu, từng bước. 

Ảnh bố cục dây chuyền nấu nướng

Thứ 2: Lợi ích của việc sắp xếp nội thất theo bố cục dây chuyền nấu nướng

Cách bố trí nội thất bếp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều lần và liên tục cùng một loại món ăn. Bố cục dây chuyền nấu nướng phù hợp trong môi trường có nhiều đầu bếp. Mỗi người chịu trách nhiệm cho một “mắt xích” riêng trong quy trình nấu ăn liên tục.

Thứ 3: Loại nhà hàng phù hợp với cách bố trí bếp theo dây chuyền nấu nướng?

Dây chuyền nấu nướng là cách bố trí nội thất phù hợp với các nhà hàng cung cấp đồ ăn nhanh. Tại đây, thực đơn nhà hàng hạn chế, các món ăn có phong cách nấu nướng tương tự. Bên cạnh đó, bạn có thế áp dụng cách bố trí nội thất này với nhà hàng pizza hoặc các nhà hàng có món ăn tự chọn nguyên liệu. 

Ví dụ: Các chuỗi cửa hàng đơn giản như Chipotle và Sweetgreen sử dụng bố cục dây chuyền nấu nướng để sắp xếp nội thất trong nhà hàng của họ.

Ảnh nội thất bếp trong nhà hàng Sweetgreen

Cách bố trí nội thất bếp trong nhà hàng Sweetgreen

2. Sắp xếp nội thất theo kiểu bếp trung tâm

Thứ nhất: Bố cục bếp trung tâm là gì?

Đây là cách sắp xếp với trung tâm là nơi nấu nướng và bao bọc xung quanh là các khu vực khác. Ví dụ, trong nhà hàng, bạn có thể sắp xếp bếp nấu trung tâm, xung quanh là những khu vực sau:

- Kho bảo quản thực phẩm

- Khu vực rửa bát

- Khu vực sơ chế

- Khu bày và trang trí thức ăn

Ảnh bản vẽ bố cục bếp đảo

Bố cục bếp đảo

Thứ hai: Lợi ích bố trí bếp trung tâm

Có thể thấy, khu vực nấu ăn “Meal Cooking” như  một “trung tâm điều hành”. Nhờ vậy, bố trí bếp trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu bếp giao tiếp với nhau. Đồng thời, các nhân viên ở những khu vực xung quanh có thể giám sát bếp điều hành một cách khách quan hiệu quả. 

Thứ ba: Cách bố trí bếp trung tâm phù hợp với loại nhà hàng nào?

Đây là cách sắp xếp nội thất bếp phù hợp với nhà hàng có không gian rộng rãi. Ví dụ như nhà hàng Latour tại Hà Lan. 

3. Bố trí nội thất bếp theo vùng

Thứ nhất: Bố cục theo vùng là gì?

Đây là cách bố trí bếp thành các vùng có chức năng riêng biệt. Mỗi vùng tương ứng với một món ăn. Những món ăn này được nấu nướng và chế biến khác nhau. Ví dụ: nhà hàng có các quầy thức ăn riêng biệt như súp, salad, thịt, khu chiên, khu nướng. 

Ảnh bản vẽ nội thất bếp theo vùng

Sắp xếp nội thất bếp theo từng khu vực

Thứ hai: Lợi ích bố trí nội thất bếp theo vùng

Cách bố trí nội thất bếp này cho phép nhà hàng có thể chế biến món ăn khác nhau cùng một lúc. Tại từng khu vực, bạn có thể phân công một đầu bếp chuyên nghiệp. Người đầu bếp đó sẽ có trách nhiệm quán xuyến tốc độ, tình trạng và chất lượng món ăn sao cho tốt nhất. 

Thứ ba: Bố trí bếp theo khu vực phù hợp với loại nhà hàng nào?

Bố trí bếp theo khu vực phù hợp với nhà hàng có menu đa dạng với số lượng nhân viên lớn. Đặc biệt trong những nhà hàng, khách sạn, địa điểm tổ chức sự kiện,... đây là hình thức sắp xếp nội thất rất phù hợp. 

Lưu ý: Đối với những nhà hàng nhỏ, bạn không nên bố trí nội thất theo hình thức này. Với bố cục phân chia khu vực nấu, bạn sẽ cần không gian đủ lớn, rộng rãi để các nhân viên có thể làm việc một cách trơn tru và dễ dàng. 

Ảnh nội thất bếp theo khu vực

Bố trí nội thất bếp theo khu vực

4. Bố trí bếp Galley

Thứ nhất: Bố trí bếp Galley là gì?

Đây là cách bố trí nội thất và thiết bị bếp song song theo chiều bức tường. Hình thức bố trí này phù phù hợp với các nhà hàng có bếp nhỏ. 

Ảnh bản thiết kế bếp Galley

Bố trí nội thất bếp theo hình thức Galley

Thứ hai: Lợi ích bếp Galley

Bếp Galley đặc biệt phù hợp với không gian nhỏ. Việc sắp xếp nội thất và thiết bị bếp song song sẽ giúp nhân viên có thể dễ dàng di chuyển ra từng khu vực chế biến. Công việc bếp núc nhờ vậy sẽ trở nên linh hoạt hơn. 

Thứ ba: Bố trí bếp galley phù hợp với nhà hàng nào?

Đây là cách thức bố trí nội thất bếp phù hợp với nhà hàng có diện tích nhỏ, số lượng nhân viên ít. Ví dụ như những cửa hàng mini hoặc food truck.

Ảnh cửa hàng mini hoặc food truck

Ảnh cửa hàng mini hoặc food truck

Mẫu gian bếp của Food Truck

5. Bố trí nội thất bếp mở

Thứ nhất: Bố trí nội thất bếp mở là gì?

Bố trí bếp mở là hình thức sắp xếp giúp khách hàng có thể nhìn thấy quá trình nấu nướng bên trong. Bạn có thể bố trí bếp mở rất đơn giản: Chỉ cần hạ bớt một bức tường, bất kỳ bố cục nào ở trên cũng sẽ trở thành bếp mở. 

Để đảm bảo an toàn, bạn có thể lắp đặt những vách kính trong suốt để khách hàng có thể nhìn thấy quá trình nấu nướng. Đây cũng là cách làm thông mình vừa giúp khách hàng có thể quan sát, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường nấu nướng không bị ảnh hưởng. 

Ảnh nội thất bếp mở

Bố trí nội thất bếp mở cho nhà hàng

Hình ảnh trên được chụp bởi khách hàng của Pastel, một trong 100 nhà hàng tốt nhất Canada. Tại đây, nhà hàng bố trí bếp mở để thực khách có thể quan sát bếp trưởng Jason Morris và nhóm của ông thực hiện các món ăn một cách chính xác. 

Thứ hai: Lợi ích việc bố trí bếp mở

Một căn bếp mở giúp khách hàng có một trải nghiệm ăn uống yên tâm và tuyệt vời. Đây cũng là giải pháp rất hay giúp bạn tiết kiệm tối đa không gian nhỏ. 

Thứ ba: Bếp mở phù hợp với kiểu nhà hàng nào?

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những gian bếp mở tại nhà hàng cao cấp hoặc nơi có diện tích nhỏ. Bằng cách xem đầu bếp trình diễn món ăn, thực khách sẽ có trải nghiệm ăn uống đầy ấn tượng và đáng nhớ. 

Hy vọng, 5 cách bố trí nội thất bếp cho nhà hàng trên sẽ là ý tưởng xây dựng tuyệt vời. Để được hỗ trợ thêm trong quá trình thiết kế, hãy liên hệ với chúng tôi. Là đơn vị có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thi công và cung cấp nội thất bếp, Mộc Tinh Hoa sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, hiệu quả.

Để lại bình luận của bạn