Yêu cầu báo giá

9 loại vật liệu mặt bàn bếp tốt nhất

Mặt bàn bếp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công đoạn nấu nướng mà còn góp phần tạo nên tính thẩm mỹ cho căn bếp của bạn. Vì vậy khi lựa chọn các loại mặt bàn bếp, gia chủ cần phải cân nhắc lựa chọn các loại vật liệu sao cho đáp ứng những yếu tố như tiện nghi, dễ dàng vệ sinh, có phong cách và cá tính riêng.

 

Trong bài viết hôm nay, Mộc Tinh Hoa sẽ giới thiệu đến bạn 9 loại vật liệu mặt bàn bếp tốt nhất, từ các vật liệu truyền thống như gỗ tự nhiên, bê tông cho đến những lựa chọn hiện đại, cao cấp hơn như đá thạch anh nhân tạo. Đọc và tìm hiểu các loại vật liệu sau đây để lựa chọn cho gian bếp nhà mình nhé!

 

1. Mặt bàn bếp đá Granite (Đá hoa cương)

 

Đá Granite (hay còn gọi là đá hoa cương), là chất liệu tương đối quen thuộc khi là dòng đá tự nhiên sở hữu vẻ đẹp sang trọng cùng những đường vân đẹp mắt. Với độ cứng và độ bền cao, đá Granite là sự lựa chọn hoàn hảo dùng để gia công lát nền nhà, ốp tường, gia công mặt bàn bếp, chân tường, cầu thang hay bên ngoài ngôi nhà.

 

Mặt bàn bếp đá Granite

Mặt bàn bếp đá Granite

 

Bên cạnh đó, đá hoa cương có khả năng chống thấm, chống chịu nước và nhiệt tốt. Với xuất xứ tự nhiên, đá hoa cương đem đến độ an toàn khá cao nên được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng.

 

Trong các loại mặt bàn bếp, những mặt bàn được gia công từ chất liệu Đá Granite tương đối khó thi công do trọng lượng đá nặng, khi cắt xẻ có thể làm vỡ mặt đá. Bên cạnh đó, mẫu mã mặt bàn không được đa dạng như các loại chất liệu khác. Đá hoa cương cũng có giá thành khá cao và cần thường xuyên vệ sinh, làm sạch bề mặt để mặt bàn bếp được sáng bóng, bền.

 

2. Mặt bàn bếp đá Thạch anh nhân tạo

 

Đây là một trong các sự lựa chọn các loại mặt bàn bếp phổ biến nhất trong thi công thiết kế nội thất phòng bếp những năm gần đây. Đá Thạch anh nhân tạo được sản xuất, chế tạo hoàn toàn từ 93% tinh thể thạch anh cùng với các chất phụ gia hay khoáng chất khác.

 Mặt bàn bếp đá Thạch anh

Mặt bàn bếp đá Thạch anh

 

Về ưu điểm, đá Thạch anh nhân tạo cực kỳ bền, cứng, có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt nên cực kỳ phù hợp để gia công mặt bàn bếp. Chất liệu mặt bàn bếp này còn có khả năng chống trầy xước ưu việt nên có thể giữ được tính thẩm mỹ sau thời gian dài sử dụng.

 

Với khả năng chống thấm tốt, mặt bàn bếp đá Thạch anh nhân tạo không cần quá nhiều thời gian hay công sức để bảo trì. Một điểm mạnh của loại chất liệu này đó là được sản xuất với nhiều kiểu dáng, màu sắc, chủng đường vân đa dạng đem đến tính thẩm mỹ cao cho căn bếp nhà bạn, đặc biệt là đối với các nhà bếp theo phong cách nội thất cổ điển hay bán cổ điển.

 

Về nhược điểm, tuy được gia công nhân tạo nhưng bàn bếp bằng đá Thạch anh có trọng lượng lần giá cả ngang bằng hoặc hơn so với các loại mặt bàn bếp tự nhiên khác. Ngoài ra, với loại chất liệu này, bạn chỉ nên sử dụng trong nhà và bố trí ở những nơi xa ánh nắng trực tiếp để tránh giảm chất lượng.

 

3. Mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá

 

Laminate (còn được gọi là Formica) là vật liệu được gia công từ nhựa tổng hợp cao cấp. Laminate thường được ép lên bề mặt các tấm gỗ công nghiệp để sử dụng trong thi công nội thất nhà ở.

 

 Mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá

Mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá

 

Laminate vân đá là một trong những loại Laminate được sử dụng phổ biến hơn cả trong gia công mặt bàn bếp vì có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều phong cách nội thất. Ngoài ra, vì có cấu tạo 3 lớp riêng biệt nên các tấm Laminate vân đá có độ bền và khả năng chống va đập, chống trầy xước, chống mối mọt hay các tác nhân từ môi trường khá cao.

 

Tấm Laminate vân đá còn có khả năng uốn cong tốt giúp cho việc thi công lắp đặt mặt bàn bếp dễ dàng hơn. Chất liệu này không gây hại đến sức khỏe của con người và dễ dàng phân hủy khi không sử dụng.

 

Về nhược điểm, giá cả của mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá cao hơn so với các loại mặt bàn bếp làm bằng gỗ công nghiệp khác. Quá trình gia công tương đối phức tạp và về lâu về dài có thể xảy ra các trường hợp tấm dán bị phồng rộp hay bung các góc.

 

4. Mặt bàn bếp đá Marble ( Đá cẩm thạch)

 

Đá Marble (hay còn gọi là Đá cẩm thạch) là một loại đá biến chất từ đá vôi không phân phiến.

 

Mặt bàn bếp đá Marble

Mặt bàn bếp đá Marble

 

Đây là chất liệu thi công mặt bàn bếp cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể là:

  • Đá có tính thẩm mỹ cao: Đá cẩm thạch có các kiểu dáng đường vân chạy không theo quy luật và đa dạng về màu sắc nên có tính độc đáo cao, đẹp và dễ dàng phù hợp với phong cách thi công nội thất của gia chủ.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Đá cẩm thạch có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt nên sẽ rất thích hợp với việc gia công các loại mặt bàn bếp.

 

Về nhược điểm, đá Marble tự nhiên có độ xốp, vì vậy độ cứng của đá và tính chịu lực, chống trầy xước không cao. Đá có tính chống thấm kém, dễ bám dính bụi bẩn và thấm nước sau quá trình sử dụng nên cần vệ sinh, làm sạch thường xuyên.

 

Bên cạnh đó, giá của đá cẩm thạch cũng khá cao nên bạn cần tính toán chi phí nếu muốn lựa chọn chất liệu này cho bàn bếp.

 

5. Mặt bàn bếp bằng bê tông

 

Bê tông là một trong những chất liệu cơ bản, truyền thống nhất khi nói đến các loại mặt bàn bếp. Về ưu điểm, bê tông đem đến độ bền cao, chống chịu va đập, chống thấm nước, chống mối mọt hay trầy xước tốt hơn so với các loại chất liệu khác.

 

 Mặt bàn bếp bằng bê tông

Mặt bàn bếp bằng bê tông

 

Quá trình thi công bàn bếp bằng bê tông cũng tương đối dễ dàng, mức chi phí bỏ ra để có được mặt bàn bếp bằng bê tông cũng khá mềm so với các chất liệu đá, gỗ…

 

Tuy nhiên, bê tông có khả năng chống bám bẩn kém nên khi sử dụng một thời gian sẽ dễ bị ố vàng, giảm tính thẩm mỹ. Ngoài ra việc thi công bàn bếp bằng bê tông sẽ chiếm diện tích khá lớn, khó dịch chuyển khi muốn. Việc thi công cũng yêu cầu thợ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

 

6. Mặt bàn bếp bằng gỗ

 

Gỗ chắc chắn là chất liệu không thể quen thuộc hơn đối với mọi gia đình, đặc biệt là đối với những gia chủ quan tâm, ưa chuộng nội thất. Sử dụng mặt bàn bếp bằng gỗ đem đến tính thẩm mỹ cao vì phù hợp với hầu hết các phong cách nội thất như hiện đại tối giản, cổ điển hay bán cổ điển.

 

 Mặt bàn bếp bằng gỗ

Mặt bàn bếp bằng gỗ

 

Gỗ vừa đem đến sự ấm áp, sang trọng nhưng cũng vô cùng mộc mạc, gần gũi. Trong các loại mặt bàn bếp, chất liệu mặt bàn bằng gỗ đem đến những ưu điểm như độ chắc chắn cao, chịu nước cao và bền vững theo thời gian. Gỗ có tính dẻo dai cao nên dễ dàng thi công mặt bàn bếp.

 

Về nhược điểm, bàn bếp bằng gỗ có mức giá chất liệu lẫn giá thi công khá cao so với các loại mặt bàn bếp khác. Ngoài ra, bàn bếp bằng gỗ sẽ dễ bị mối mọt hay cong vênh trong quá trình gia chủ sử dụng.

 

7. Mặt bàn bếp bằng gạch

 

Với mức giá thành mềm, mặt bàn bếp bằng gạch sẽ đem đến lợi ích về kinh tế cho các gia đình khi tìm kiếm, lựa chọn các loại mặt bàn bếp. Gạch có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị cong vênh nên khi sử dụng lát mặt bàn bếp sẽ vô cùng phù hợp vì đây là khu vực diễn ra các hoạt động nấu nướng, chế biến nhiệt thường xuyên.

 

 Mặt bàn bếp bằng gạch

Mặt bàn bếp bằng gạch

 

Ngoài ra, sử dụng gạch tương đối an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình và độ bền cao vì có tính kháng khuẩn tốt, chống ngấm, chống thấm hoàn hảo, không bị phai màu.

 

Sử dụng gạch giúp gia chủ không cần mất nhiều công sức dọn dẹp, vệ sinh hay bảo dưỡng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều kiểu dáng gạch với màu sắc đa dạng nên gia chủ có thể lựa chọn dễ dàng theo sở thích, nhu cầu cá nhân.

 

Tuy nhiên, khi bạn lựa chọn gạch để lát mặt bàn bếp thì có thể sẽ gặp phải một số trường hợp như trong quá trình gia công tạo nên các đường mạch gạch hơi khó vệ sinh. Bên cạnh đó, để thi công mặt bàn bằng chất liệu gạch thì yêu cầu khá cao về kinh nghiệm lẫn tay nghề từ đội ngũ thợ thi công.

 

8. Mặt bếp đá Soapstone

 

Đá Soapstone là một trong những chất liệu đá tự nhiên còn khá xa lạ đối với người tiêu dùng ở Việt Nam. Đây là loại đá được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là khoáng vật Talc (hay còn gọi là hoạt thạch) giàu magie. Chất liệu này được xếp hạng thấp nhất trong thang độ cứng, tuy nhiên nó cũng siêu đậm đặc và độ bền cao.

 

Mặt bếp đá Soapstone

Mặt bếp đá Soapstone

 

Ưu điểm của dòng đá Soapstone có thể kể đến như sau:

  • Là một loại đá siêu đậm đặc, không xốp nên đá Soapstone có khả năng chống vết bẩn, vết ố vàng hay axit ăn mòn.
  • Đá có khả năng chịu nhiệt tốt nên sẽ đảm bảo an toàn trong môi trường nhà bếp.
  • Đá Soapstone có khả năng uốn được nên dễ dàng gia công và có độ bền tốt.

 

Về nhược điểm, trong số các loại mặt bàn bếp, mặt bàn bếp gia công từ đá Soapstone chỉ thường có màu tối nên phù hợp với không gian bếp phong cách cổ điển. Quy trình bảo dưỡng loại đá này cũng tương đối phức tạp nên đòi hỏi yêu cầu cao trong quá trình vệ sinh, làm sạch mặt bàn bếp.

 

Mặt bàn bếp bằng chất liệu đá này không dễ bị bẩn nhưng lại dễ dàng bị xước, dăm hay hư hỏng. Ngoài ra mức giá để bạn sở hữu bàn bếp có phần mặt bằng đá Soapstone tương đối cao và nhỉnh hơn so với các chất liệu khác hiện nay trên thị trường.

 

9. Mặt bếp đá Solid Surface

 

Là một loại đá ốp bếp nhân tạo cấu tạo từ quặng đá tự nhiên và keo acrylic, hợp chất của nhôm và chất tạo màu, đá Solid Surface dần trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực thi công nội thất nhà bếp thời gian gần đây.

 

Mặt bếp đá Solid Surface

Mặt bếp đá Solid Surface

 

Một số ưu điểm của loại vật liệu này so với các loại vật liệu gia công mặt bàn bếp như sau:

  • Độ bền cao: Với chất liệu là đá Solid Surface, gia chủ hoàn toàn an tâm về một không gian bếp an toàn bởi vì chất liệu này có tính chất chịu nhiệt, chống cháy, chịu tác động lực vượt trội.
  • Thi công dễ dàng: Đá nhân tạo này cho khả năng uốn cong, liền mạch tương đối hoàn hảo giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn thiết kế theo kiểu dáng bếp và dễ dàng thi công, lắp đặt, sửa chữa, hoàn thành khi cần.
  • Tính thẩm mỹ cao: Loại đá này có bề mặt nhẵn nhụi, màu sắc tương đối đa dạng đem tới độ sang trọng, ấn tượng.

 

Về nhược điểm, so với các loại mặt bàn bếp khác, mặt bếp đá Solid Surface dễ bị nóng chảy, co lại và biến dạng khi ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, hoa văn hay các đường vân trên đá thiếu độ tự nhiên nên trong thi công nội thất sẽ không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các gia chủ có yêu cầu tính thẩm mỹ thật cao.

 

Ngoài ra, nếu sử dụng các chất tẩy rửa để lau chùi, mặt bàn bếp có thể sẽ bị ố vàng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian. Đá cũng dễ bị gãy nứt trong quá trình gia công và sử dụng.

 

10. Kết luận

 

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc 9 chất liệu cấu tạo nên các loại mặt bàn bếp đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Sự lựa chọn vật liệu mặt bàn bếp không chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà còn phản ánh phong cách và cá tính riêng của mỗi gia chủ.

 

Lựa chọn chính xác vật liệu phù hợp sẽ giúp gia đình bạn trải nghiệm được không gian tiện nghi, ấm cúng và có những kỉ niệm đáng nhớ. Qua các thông tin đặc biệt là ưu điểm, nhược điểm của từng loại chất liệu, hy vọng rằng gia đình bạn sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự lựa chọn chính xác loại chất liệu phù hợp nhất với nhu cầu và thị hiếu của gia đình mình.

Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !  

>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

9 loại vật liệu mặt bàn bếp tốt nhất

Friday, September 8, 2023

Mặt bàn bếp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công đoạn nấu nướng mà còn góp phần tạo nên tính thẩm mỹ cho căn bếp của bạn. Vì vậy khi lựa chọn các loại mặt bàn bếp, gia chủ cần phải cân nhắc lựa chọn các loại vật liệu sao cho đáp ứng những yếu tố như tiện nghi, dễ dàng vệ sinh, có phong cách và cá tính riêng.

 

Trong bài viết hôm nay, Mộc Tinh Hoa sẽ giới thiệu đến bạn 9 loại vật liệu mặt bàn bếp tốt nhất, từ các vật liệu truyền thống như gỗ tự nhiên, bê tông cho đến những lựa chọn hiện đại, cao cấp hơn như đá thạch anh nhân tạo. Đọc và tìm hiểu các loại vật liệu sau đây để lựa chọn cho gian bếp nhà mình nhé!

 

1. Mặt bàn bếp đá Granite (Đá hoa cương)

 

Đá Granite (hay còn gọi là đá hoa cương), là chất liệu tương đối quen thuộc khi là dòng đá tự nhiên sở hữu vẻ đẹp sang trọng cùng những đường vân đẹp mắt. Với độ cứng và độ bền cao, đá Granite là sự lựa chọn hoàn hảo dùng để gia công lát nền nhà, ốp tường, gia công mặt bàn bếp, chân tường, cầu thang hay bên ngoài ngôi nhà.

 

Mặt bàn bếp đá Granite

Mặt bàn bếp đá Granite

 

Bên cạnh đó, đá hoa cương có khả năng chống thấm, chống chịu nước và nhiệt tốt. Với xuất xứ tự nhiên, đá hoa cương đem đến độ an toàn khá cao nên được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng.

 

Trong các loại mặt bàn bếp, những mặt bàn được gia công từ chất liệu Đá Granite tương đối khó thi công do trọng lượng đá nặng, khi cắt xẻ có thể làm vỡ mặt đá. Bên cạnh đó, mẫu mã mặt bàn không được đa dạng như các loại chất liệu khác. Đá hoa cương cũng có giá thành khá cao và cần thường xuyên vệ sinh, làm sạch bề mặt để mặt bàn bếp được sáng bóng, bền.

 

2. Mặt bàn bếp đá Thạch anh nhân tạo

 

Đây là một trong các sự lựa chọn các loại mặt bàn bếp phổ biến nhất trong thi công thiết kế nội thất phòng bếp những năm gần đây. Đá Thạch anh nhân tạo được sản xuất, chế tạo hoàn toàn từ 93% tinh thể thạch anh cùng với các chất phụ gia hay khoáng chất khác.

 Mặt bàn bếp đá Thạch anh

Mặt bàn bếp đá Thạch anh

 

Về ưu điểm, đá Thạch anh nhân tạo cực kỳ bền, cứng, có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt nên cực kỳ phù hợp để gia công mặt bàn bếp. Chất liệu mặt bàn bếp này còn có khả năng chống trầy xước ưu việt nên có thể giữ được tính thẩm mỹ sau thời gian dài sử dụng.

 

Với khả năng chống thấm tốt, mặt bàn bếp đá Thạch anh nhân tạo không cần quá nhiều thời gian hay công sức để bảo trì. Một điểm mạnh của loại chất liệu này đó là được sản xuất với nhiều kiểu dáng, màu sắc, chủng đường vân đa dạng đem đến tính thẩm mỹ cao cho căn bếp nhà bạn, đặc biệt là đối với các nhà bếp theo phong cách nội thất cổ điển hay bán cổ điển.

 

Về nhược điểm, tuy được gia công nhân tạo nhưng bàn bếp bằng đá Thạch anh có trọng lượng lần giá cả ngang bằng hoặc hơn so với các loại mặt bàn bếp tự nhiên khác. Ngoài ra, với loại chất liệu này, bạn chỉ nên sử dụng trong nhà và bố trí ở những nơi xa ánh nắng trực tiếp để tránh giảm chất lượng.

 

3. Mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá

 

Laminate (còn được gọi là Formica) là vật liệu được gia công từ nhựa tổng hợp cao cấp. Laminate thường được ép lên bề mặt các tấm gỗ công nghiệp để sử dụng trong thi công nội thất nhà ở.

 

 Mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá

Mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá

 

Laminate vân đá là một trong những loại Laminate được sử dụng phổ biến hơn cả trong gia công mặt bàn bếp vì có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều phong cách nội thất. Ngoài ra, vì có cấu tạo 3 lớp riêng biệt nên các tấm Laminate vân đá có độ bền và khả năng chống va đập, chống trầy xước, chống mối mọt hay các tác nhân từ môi trường khá cao.

 

Tấm Laminate vân đá còn có khả năng uốn cong tốt giúp cho việc thi công lắp đặt mặt bàn bếp dễ dàng hơn. Chất liệu này không gây hại đến sức khỏe của con người và dễ dàng phân hủy khi không sử dụng.

 

Về nhược điểm, giá cả của mặt bàn bếp bằng tấm Laminate vân đá cao hơn so với các loại mặt bàn bếp làm bằng gỗ công nghiệp khác. Quá trình gia công tương đối phức tạp và về lâu về dài có thể xảy ra các trường hợp tấm dán bị phồng rộp hay bung các góc.

 

4. Mặt bàn bếp đá Marble ( Đá cẩm thạch)

 

Đá Marble (hay còn gọi là Đá cẩm thạch) là một loại đá biến chất từ đá vôi không phân phiến.

 

Mặt bàn bếp đá Marble

Mặt bàn bếp đá Marble

 

Đây là chất liệu thi công mặt bàn bếp cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể là:

  • Đá có tính thẩm mỹ cao: Đá cẩm thạch có các kiểu dáng đường vân chạy không theo quy luật và đa dạng về màu sắc nên có tính độc đáo cao, đẹp và dễ dàng phù hợp với phong cách thi công nội thất của gia chủ.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Đá cẩm thạch có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt nên sẽ rất thích hợp với việc gia công các loại mặt bàn bếp.

 

Về nhược điểm, đá Marble tự nhiên có độ xốp, vì vậy độ cứng của đá và tính chịu lực, chống trầy xước không cao. Đá có tính chống thấm kém, dễ bám dính bụi bẩn và thấm nước sau quá trình sử dụng nên cần vệ sinh, làm sạch thường xuyên.

 

Bên cạnh đó, giá của đá cẩm thạch cũng khá cao nên bạn cần tính toán chi phí nếu muốn lựa chọn chất liệu này cho bàn bếp.

 

5. Mặt bàn bếp bằng bê tông

 

Bê tông là một trong những chất liệu cơ bản, truyền thống nhất khi nói đến các loại mặt bàn bếp. Về ưu điểm, bê tông đem đến độ bền cao, chống chịu va đập, chống thấm nước, chống mối mọt hay trầy xước tốt hơn so với các loại chất liệu khác.

 

 Mặt bàn bếp bằng bê tông

Mặt bàn bếp bằng bê tông

 

Quá trình thi công bàn bếp bằng bê tông cũng tương đối dễ dàng, mức chi phí bỏ ra để có được mặt bàn bếp bằng bê tông cũng khá mềm so với các chất liệu đá, gỗ…

 

Tuy nhiên, bê tông có khả năng chống bám bẩn kém nên khi sử dụng một thời gian sẽ dễ bị ố vàng, giảm tính thẩm mỹ. Ngoài ra việc thi công bàn bếp bằng bê tông sẽ chiếm diện tích khá lớn, khó dịch chuyển khi muốn. Việc thi công cũng yêu cầu thợ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

 

6. Mặt bàn bếp bằng gỗ

 

Gỗ chắc chắn là chất liệu không thể quen thuộc hơn đối với mọi gia đình, đặc biệt là đối với những gia chủ quan tâm, ưa chuộng nội thất. Sử dụng mặt bàn bếp bằng gỗ đem đến tính thẩm mỹ cao vì phù hợp với hầu hết các phong cách nội thất như hiện đại tối giản, cổ điển hay bán cổ điển.

 

 Mặt bàn bếp bằng gỗ

Mặt bàn bếp bằng gỗ

 

Gỗ vừa đem đến sự ấm áp, sang trọng nhưng cũng vô cùng mộc mạc, gần gũi. Trong các loại mặt bàn bếp, chất liệu mặt bàn bằng gỗ đem đến những ưu điểm như độ chắc chắn cao, chịu nước cao và bền vững theo thời gian. Gỗ có tính dẻo dai cao nên dễ dàng thi công mặt bàn bếp.

 

Về nhược điểm, bàn bếp bằng gỗ có mức giá chất liệu lẫn giá thi công khá cao so với các loại mặt bàn bếp khác. Ngoài ra, bàn bếp bằng gỗ sẽ dễ bị mối mọt hay cong vênh trong quá trình gia chủ sử dụng.

 

7. Mặt bàn bếp bằng gạch

 

Với mức giá thành mềm, mặt bàn bếp bằng gạch sẽ đem đến lợi ích về kinh tế cho các gia đình khi tìm kiếm, lựa chọn các loại mặt bàn bếp. Gạch có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị cong vênh nên khi sử dụng lát mặt bàn bếp sẽ vô cùng phù hợp vì đây là khu vực diễn ra các hoạt động nấu nướng, chế biến nhiệt thường xuyên.

 

 Mặt bàn bếp bằng gạch

Mặt bàn bếp bằng gạch

 

Ngoài ra, sử dụng gạch tương đối an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình và độ bền cao vì có tính kháng khuẩn tốt, chống ngấm, chống thấm hoàn hảo, không bị phai màu.

 

Sử dụng gạch giúp gia chủ không cần mất nhiều công sức dọn dẹp, vệ sinh hay bảo dưỡng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều kiểu dáng gạch với màu sắc đa dạng nên gia chủ có thể lựa chọn dễ dàng theo sở thích, nhu cầu cá nhân.

 

Tuy nhiên, khi bạn lựa chọn gạch để lát mặt bàn bếp thì có thể sẽ gặp phải một số trường hợp như trong quá trình gia công tạo nên các đường mạch gạch hơi khó vệ sinh. Bên cạnh đó, để thi công mặt bàn bằng chất liệu gạch thì yêu cầu khá cao về kinh nghiệm lẫn tay nghề từ đội ngũ thợ thi công.

 

8. Mặt bếp đá Soapstone

 

Đá Soapstone là một trong những chất liệu đá tự nhiên còn khá xa lạ đối với người tiêu dùng ở Việt Nam. Đây là loại đá được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là khoáng vật Talc (hay còn gọi là hoạt thạch) giàu magie. Chất liệu này được xếp hạng thấp nhất trong thang độ cứng, tuy nhiên nó cũng siêu đậm đặc và độ bền cao.

 

Mặt bếp đá Soapstone

Mặt bếp đá Soapstone

 

Ưu điểm của dòng đá Soapstone có thể kể đến như sau:

  • Là một loại đá siêu đậm đặc, không xốp nên đá Soapstone có khả năng chống vết bẩn, vết ố vàng hay axit ăn mòn.
  • Đá có khả năng chịu nhiệt tốt nên sẽ đảm bảo an toàn trong môi trường nhà bếp.
  • Đá Soapstone có khả năng uốn được nên dễ dàng gia công và có độ bền tốt.

 

Về nhược điểm, trong số các loại mặt bàn bếp, mặt bàn bếp gia công từ đá Soapstone chỉ thường có màu tối nên phù hợp với không gian bếp phong cách cổ điển. Quy trình bảo dưỡng loại đá này cũng tương đối phức tạp nên đòi hỏi yêu cầu cao trong quá trình vệ sinh, làm sạch mặt bàn bếp.

 

Mặt bàn bếp bằng chất liệu đá này không dễ bị bẩn nhưng lại dễ dàng bị xước, dăm hay hư hỏng. Ngoài ra mức giá để bạn sở hữu bàn bếp có phần mặt bằng đá Soapstone tương đối cao và nhỉnh hơn so với các chất liệu khác hiện nay trên thị trường.

 

9. Mặt bếp đá Solid Surface

 

Là một loại đá ốp bếp nhân tạo cấu tạo từ quặng đá tự nhiên và keo acrylic, hợp chất của nhôm và chất tạo màu, đá Solid Surface dần trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực thi công nội thất nhà bếp thời gian gần đây.

 

Mặt bếp đá Solid Surface

Mặt bếp đá Solid Surface

 

Một số ưu điểm của loại vật liệu này so với các loại vật liệu gia công mặt bàn bếp như sau:

  • Độ bền cao: Với chất liệu là đá Solid Surface, gia chủ hoàn toàn an tâm về một không gian bếp an toàn bởi vì chất liệu này có tính chất chịu nhiệt, chống cháy, chịu tác động lực vượt trội.
  • Thi công dễ dàng: Đá nhân tạo này cho khả năng uốn cong, liền mạch tương đối hoàn hảo giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn thiết kế theo kiểu dáng bếp và dễ dàng thi công, lắp đặt, sửa chữa, hoàn thành khi cần.
  • Tính thẩm mỹ cao: Loại đá này có bề mặt nhẵn nhụi, màu sắc tương đối đa dạng đem tới độ sang trọng, ấn tượng.

 

Về nhược điểm, so với các loại mặt bàn bếp khác, mặt bếp đá Solid Surface dễ bị nóng chảy, co lại và biến dạng khi ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, hoa văn hay các đường vân trên đá thiếu độ tự nhiên nên trong thi công nội thất sẽ không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các gia chủ có yêu cầu tính thẩm mỹ thật cao.

 

Ngoài ra, nếu sử dụng các chất tẩy rửa để lau chùi, mặt bàn bếp có thể sẽ bị ố vàng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian. Đá cũng dễ bị gãy nứt trong quá trình gia công và sử dụng.

 

10. Kết luận

 

Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc 9 chất liệu cấu tạo nên các loại mặt bàn bếp đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Sự lựa chọn vật liệu mặt bàn bếp không chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà còn phản ánh phong cách và cá tính riêng của mỗi gia chủ.

 

Lựa chọn chính xác vật liệu phù hợp sẽ giúp gia đình bạn trải nghiệm được không gian tiện nghi, ấm cúng và có những kỉ niệm đáng nhớ. Qua các thông tin đặc biệt là ưu điểm, nhược điểm của từng loại chất liệu, hy vọng rằng gia đình bạn sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự lựa chọn chính xác loại chất liệu phù hợp nhất với nhu cầu và thị hiếu của gia đình mình.

Để lại bình luận của bạn