Yêu cầu báo giá

Thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng

Trong các nhà hàng, bếp nấu là khu vực quan trọng nhất. Đây là nơi các món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến và đưa lên thực khách. Bếp nấu trong nhà hàng phải được thiết kế theo quy chuẩn rõ ràng, đảm bảo sạch sẽ và độ an toàn cao. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ cách thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng hiệu quả để bạn tham khảo.

I. Tiêu chuẩn thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng

Để nhà hàng có thể vận hành tốt và đánh giá cao, nội thất bếp cần được bố trí khoa học và thiết kế hợp lý. Để làm rõ hơn, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin tiêu chuẩn thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng để bạn tham khảo.

1. Bố cục không gian bếp

Đầu tiên, bạn cần thiết kế không gian bếp cân xứng. Đa phần, bếp nấu trong nhà hàng được phân chia thành các khu vực chức năng cụ thể như:

- Khu bảo quản thực phẩm

- Khu để dụng cụ nấu nướng

- Khu sơ chế thức ăn

- Khu vực nấu nướng và làm chín

- Khu ra món

- Khu vực rửa bát, vệ sinh dụng cụ nấu

- …

Mỗi khu vực đều có chức năng riêng, gắn với hoạt động nấu nướng cụ thể. Chính vì vậy, bạn cần bố trí các khu vực một cách khoa học sao cho hoạt động nấu nướng có thể diễn ra trơn tru và dễ dàng. Hãy tưởng tượng quy trình sản xuất một món ăn trong nhà hàng như cách thức hoạt động dây chuyền sản xuất công nghiệp vậy. Từng khâu, từng bước được cụ thể hóa, tỉ mỉ, cần độ chuẩn xác và ăn khớp với nhau. Vì vậy, một căn bếp được bố trí khu vực khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình nấu nướng diễn ra dễ dàng. Nhân viên nấu nướng cũng không tốn quá nhiều thời gian trong việc di chuyển từng khu vực. Nhờ vậy, các món ăn sẽ được chế biến hiệu quả và nhanh chóng hơn.  

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Sắp xếp bố cục không gian bếp hợp lý

Ngoài ra, tùy vào tính chất nhà hàng mà không gian bếp được thiết kế khác nhau. Ví dụ như không gian bếp nhà hàng nướng sẽ khác với nhà hàng lẩu, nhà hàng Châu Âu khác với nhà hàng Châu Á,... Hãy xác định rõ đặc điểm, tính chất nhà hàng của mình để thiết kế không gian chuẩn xác. 

2. Ánh sáng không gian bếp

Căn bếp phải được thiết kế và lắp đặt hệ thống ánh sáng hiệu quả. Tốt nhất, hãy thiết kế bếp nhà hàng sao cho tận dụng hiệu quả nguồn sáng tự nhiên. Một căn bếp thông thoáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên sẽ tạo cảm giác không gian to, rộng, sạch sẽ hơn. Không gian thoáng mát, sạch sẽ là yếu tố cần thiết để giữ cho chất lượng món ăn được ổn định và đảm bảo.

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Thiết kế hệ thống ánh sáng hoàn hảo

Trong các nhà hàng cao cấp, những lát cá, thớ thịt,.. cần phải được sơ chế, cắt lát cẩn thận. Sau đó, chúng được đem đi nấu chín vừa tới sao cho màu sắc và hương vị phải đạt đủ tiêu chuẩn. Để làm được điều này, bạn cần lắp đặt cho gian bếp hệ thống ánh sáng chất lượng. Trong đó, đèn mang ánh sáng trắng là thiết bị tốt nhất cho khu vực. Ánh sáng trắng giúp các nhân viên không bị nhức mắt, quan sát kỹ dụng cụ và thực phẩm nấu ăn. Nhờ vậy, món ăn mới đảm bảo an toàn và làm chín hiệu quả trước khi phục vụ khách hàng. 

3. Hệ thống dẫn ga trong bếp nhà hàng

Thông thường, các nhà hàng nấu nướng sử dụng bếp ga công nghiệp. Để đảm bảo an toàn trong quá trình nấu nướng, bạn cần thiết kế hệ thống dẫn ga đủ tiêu chuẩn. Đây là hệ thống dễ rò rỉ, gây ra tai nạn không mong muốn. Vì vậy, các nhà hàng cần thuê hoặc phân công nhân viên kỹ thuật kiểm tra định kỳ. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống dẫn ga trong bếp nhà hàng, hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực này, Mộc Tinh Hoa có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng và dễ dàng. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Lắp đặt hệ thống dẫn ga an toàn

4. Lắp đặt hệ thống thông gió

Với lượng thức ăn được chế biến nhiều và liên tục, không gian bếp sẽ tràn ngập mùi, khói và nhiệt dư trong quá trình nấu. Vì vậy, bạn nên lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quả để làm tan biến mùi hôi khó chịu, tránh trường hợp chúng ám vào thức ăn. Trong các nhà hàng, bạn cần lắp đặt hệ thống thông gió đúng tiêu chuẩn, sử dụng loại có công suất đủ lớn. Tùy vào diện tích bếp mà bạn có thể thiết kế máy hút mùi phù hợp, hiệu quả. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Thiết kế hệ thống hút mùi trong bếp nhà hàng

5. Hệ thống thoát nước

Trong quá trình sơ chế thực phẩm, vệ sinh bát đĩa, nhà bếp sẽ tiêu thụ một lượng nước lớn. Vì vậy, bạn cần thiết kế hệ thống thoát nước đúng tiêu chuẩn để hạn chế tối đa việc ùn tắc, ứ đọng mất vệ sinh. 

Nếu hệ thống thoát nước kém hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn sẽ là môi trường hoàn hảo sản sinh nấm mốc, mùi hôi. Đồng thời, nước trào lênh láng ra sàn có thể gây vấp ngã trong quá trình làm bếp. Vậy nên, hãy thiết kế hệ thống thoát nước nhanh chóng và hiệu quả. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Thoát sàn nhà bếp công nghiệp

II. Bố trí nội thất bếp từng khu vực trong nhà hàng

1. Kho thực phẩm

Đây là nơi lưu trữ vào bảo quản thức ăn trước khi nấu. Bạn cần đảm bảo kho thực phẩm đủ thoáng, mát. Hạn chế tối đa các tác nhân gây ẩm, mốc, côn trùng như gián, chuột,... Đồng thời, bạn cần sắm sửa đầy đủ tủ lạnh, tủ đông để đựng rau, củ, thực phẩm tươi sống. Cuối cùng, hãy luôn đảm bảo kho thực phẩm sạch sẽ, an toàn. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Kho lưu trữ thực phẩm nhà hàng

2. Khu vực sơ chế thức ăn

Tại khu vực này, bạn cần bố trí chậu rửa, thiết bị và dụng cụ sơ chế thực phẩm như dao, thớt, máy xay, máy trộn bột, máy thái thịt... Bên cạnh đó, bạn có thể bố trí các kệ, giá, khay inox bên cạnh chậu rửa để có chỗ đựng đồ đạc, thức ăn khu sơ chế. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Khu vực sơ chế thực phẩm

Đây là khu vực làm sạch, sơ chế thực phẩm trước khi nấu nướng. Vì vậy, bạn cần vệ sinh thường xuyên, đảm bảo khu vực luôn sạch sẽ, an toàn. 

3. Bếp nấu

Khi thực phẩm đã được sơ chế sạch sẽ, chúng được đưa vào khu vực bếp nấu để làm chín. Tại đây, bạn cần bố trí hệ thống bếp nấu để: xào, hấp, hầm, chiên, nướng.. Bên cạnh đó, bạn có thể sắm thêm lò nướng, lò vi sóng,.. để chế biến một vài thực phẩm nhất định. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Khu vực bếp nấu

4. Khu vực pha chế

Bên cạnh các món ăn thơm ngon, bạn cũng cần phục vụ những loại đồ uống đa dạng theo yêu cầu khách hàng. Tại những nhà hàng lớn, họ có thiết kế khu vực pha chế riêng biệt theo quy chuẩn rõ ràng. Tại khu vực này, bạn cần sắm những thiết bị sau: bàn lạnh, chậu rửa, quầy inox, thùng rác,..

Mỗi nội thất có chức năng khác nhau. Bàn lạnh giúp giữ hoa quả, đồ uống tươi mới ở nhiệt độ thấp, chậu rửa và quầy inox giúp vệ sinh, cất giữ ly cốc, thùng rác là nơi chứa rác thải, đảm bảo vệ sinh. Tùy vào diện tích và thực đơn cung cấp khách hàng, bạn có thể thiết kế nội thất khu vực pha chế hiệu quả. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Khu vực pha chế trong nhà hàng

5. Khu vực rửa và diệt khuẩn bát đĩa

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Để thu hồi, vệ sinh, diệt khuẩn bát đĩa bẩn, nhà hàng cần bố trí nội thất, thiết bị sau:

- Xe thu hồi bát đĩa

- Bàn thu hồi bát đĩa có lỗ xả rác

- Chậu, vòi và máy rửa bát

- Máy (Tủ) sấy + diệt khuẩn bát đĩa

- Giá inox nhiều tầng

Tùy vào diện tích và không gian bếp, bạn có thể lựa chọn nội thất với kích thước phù hợp.

Hy vọng, các thông tin về thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ với Mộc Tinh Hoa để được hỗ trợ thêm cách thức thế kế và thi công nội thất bếp. 

 

Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !  

>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng

Thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng

Friday, October 22, 2021

Trong các nhà hàng, bếp nấu là khu vực quan trọng nhất. Đây là nơi các món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến và đưa lên thực khách. Bếp nấu trong nhà hàng phải được thiết kế theo quy chuẩn rõ ràng, đảm bảo sạch sẽ và độ an toàn cao. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ cách thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng hiệu quả để bạn tham khảo.

I. Tiêu chuẩn thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng

Để nhà hàng có thể vận hành tốt và đánh giá cao, nội thất bếp cần được bố trí khoa học và thiết kế hợp lý. Để làm rõ hơn, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin tiêu chuẩn thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng để bạn tham khảo.

1. Bố cục không gian bếp

Đầu tiên, bạn cần thiết kế không gian bếp cân xứng. Đa phần, bếp nấu trong nhà hàng được phân chia thành các khu vực chức năng cụ thể như:

- Khu bảo quản thực phẩm

- Khu để dụng cụ nấu nướng

- Khu sơ chế thức ăn

- Khu vực nấu nướng và làm chín

- Khu ra món

- Khu vực rửa bát, vệ sinh dụng cụ nấu

- …

Mỗi khu vực đều có chức năng riêng, gắn với hoạt động nấu nướng cụ thể. Chính vì vậy, bạn cần bố trí các khu vực một cách khoa học sao cho hoạt động nấu nướng có thể diễn ra trơn tru và dễ dàng. Hãy tưởng tượng quy trình sản xuất một món ăn trong nhà hàng như cách thức hoạt động dây chuyền sản xuất công nghiệp vậy. Từng khâu, từng bước được cụ thể hóa, tỉ mỉ, cần độ chuẩn xác và ăn khớp với nhau. Vì vậy, một căn bếp được bố trí khu vực khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình nấu nướng diễn ra dễ dàng. Nhân viên nấu nướng cũng không tốn quá nhiều thời gian trong việc di chuyển từng khu vực. Nhờ vậy, các món ăn sẽ được chế biến hiệu quả và nhanh chóng hơn.  

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Sắp xếp bố cục không gian bếp hợp lý

Ngoài ra, tùy vào tính chất nhà hàng mà không gian bếp được thiết kế khác nhau. Ví dụ như không gian bếp nhà hàng nướng sẽ khác với nhà hàng lẩu, nhà hàng Châu Âu khác với nhà hàng Châu Á,... Hãy xác định rõ đặc điểm, tính chất nhà hàng của mình để thiết kế không gian chuẩn xác. 

2. Ánh sáng không gian bếp

Căn bếp phải được thiết kế và lắp đặt hệ thống ánh sáng hiệu quả. Tốt nhất, hãy thiết kế bếp nhà hàng sao cho tận dụng hiệu quả nguồn sáng tự nhiên. Một căn bếp thông thoáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên sẽ tạo cảm giác không gian to, rộng, sạch sẽ hơn. Không gian thoáng mát, sạch sẽ là yếu tố cần thiết để giữ cho chất lượng món ăn được ổn định và đảm bảo.

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Thiết kế hệ thống ánh sáng hoàn hảo

Trong các nhà hàng cao cấp, những lát cá, thớ thịt,.. cần phải được sơ chế, cắt lát cẩn thận. Sau đó, chúng được đem đi nấu chín vừa tới sao cho màu sắc và hương vị phải đạt đủ tiêu chuẩn. Để làm được điều này, bạn cần lắp đặt cho gian bếp hệ thống ánh sáng chất lượng. Trong đó, đèn mang ánh sáng trắng là thiết bị tốt nhất cho khu vực. Ánh sáng trắng giúp các nhân viên không bị nhức mắt, quan sát kỹ dụng cụ và thực phẩm nấu ăn. Nhờ vậy, món ăn mới đảm bảo an toàn và làm chín hiệu quả trước khi phục vụ khách hàng. 

3. Hệ thống dẫn ga trong bếp nhà hàng

Thông thường, các nhà hàng nấu nướng sử dụng bếp ga công nghiệp. Để đảm bảo an toàn trong quá trình nấu nướng, bạn cần thiết kế hệ thống dẫn ga đủ tiêu chuẩn. Đây là hệ thống dễ rò rỉ, gây ra tai nạn không mong muốn. Vì vậy, các nhà hàng cần thuê hoặc phân công nhân viên kỹ thuật kiểm tra định kỳ. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống dẫn ga trong bếp nhà hàng, hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực này, Mộc Tinh Hoa có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng và dễ dàng. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Lắp đặt hệ thống dẫn ga an toàn

4. Lắp đặt hệ thống thông gió

Với lượng thức ăn được chế biến nhiều và liên tục, không gian bếp sẽ tràn ngập mùi, khói và nhiệt dư trong quá trình nấu. Vì vậy, bạn nên lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quả để làm tan biến mùi hôi khó chịu, tránh trường hợp chúng ám vào thức ăn. Trong các nhà hàng, bạn cần lắp đặt hệ thống thông gió đúng tiêu chuẩn, sử dụng loại có công suất đủ lớn. Tùy vào diện tích bếp mà bạn có thể thiết kế máy hút mùi phù hợp, hiệu quả. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Thiết kế hệ thống hút mùi trong bếp nhà hàng

5. Hệ thống thoát nước

Trong quá trình sơ chế thực phẩm, vệ sinh bát đĩa, nhà bếp sẽ tiêu thụ một lượng nước lớn. Vì vậy, bạn cần thiết kế hệ thống thoát nước đúng tiêu chuẩn để hạn chế tối đa việc ùn tắc, ứ đọng mất vệ sinh. 

Nếu hệ thống thoát nước kém hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn sẽ là môi trường hoàn hảo sản sinh nấm mốc, mùi hôi. Đồng thời, nước trào lênh láng ra sàn có thể gây vấp ngã trong quá trình làm bếp. Vậy nên, hãy thiết kế hệ thống thoát nước nhanh chóng và hiệu quả. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Thoát sàn nhà bếp công nghiệp

II. Bố trí nội thất bếp từng khu vực trong nhà hàng

1. Kho thực phẩm

Đây là nơi lưu trữ vào bảo quản thức ăn trước khi nấu. Bạn cần đảm bảo kho thực phẩm đủ thoáng, mát. Hạn chế tối đa các tác nhân gây ẩm, mốc, côn trùng như gián, chuột,... Đồng thời, bạn cần sắm sửa đầy đủ tủ lạnh, tủ đông để đựng rau, củ, thực phẩm tươi sống. Cuối cùng, hãy luôn đảm bảo kho thực phẩm sạch sẽ, an toàn. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Kho lưu trữ thực phẩm nhà hàng

2. Khu vực sơ chế thức ăn

Tại khu vực này, bạn cần bố trí chậu rửa, thiết bị và dụng cụ sơ chế thực phẩm như dao, thớt, máy xay, máy trộn bột, máy thái thịt... Bên cạnh đó, bạn có thể bố trí các kệ, giá, khay inox bên cạnh chậu rửa để có chỗ đựng đồ đạc, thức ăn khu sơ chế. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Khu vực sơ chế thực phẩm

Đây là khu vực làm sạch, sơ chế thực phẩm trước khi nấu nướng. Vì vậy, bạn cần vệ sinh thường xuyên, đảm bảo khu vực luôn sạch sẽ, an toàn. 

3. Bếp nấu

Khi thực phẩm đã được sơ chế sạch sẽ, chúng được đưa vào khu vực bếp nấu để làm chín. Tại đây, bạn cần bố trí hệ thống bếp nấu để: xào, hấp, hầm, chiên, nướng.. Bên cạnh đó, bạn có thể sắm thêm lò nướng, lò vi sóng,.. để chế biến một vài thực phẩm nhất định. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Khu vực bếp nấu

4. Khu vực pha chế

Bên cạnh các món ăn thơm ngon, bạn cũng cần phục vụ những loại đồ uống đa dạng theo yêu cầu khách hàng. Tại những nhà hàng lớn, họ có thiết kế khu vực pha chế riêng biệt theo quy chuẩn rõ ràng. Tại khu vực này, bạn cần sắm những thiết bị sau: bàn lạnh, chậu rửa, quầy inox, thùng rác,..

Mỗi nội thất có chức năng khác nhau. Bàn lạnh giúp giữ hoa quả, đồ uống tươi mới ở nhiệt độ thấp, chậu rửa và quầy inox giúp vệ sinh, cất giữ ly cốc, thùng rác là nơi chứa rác thải, đảm bảo vệ sinh. Tùy vào diện tích và thực đơn cung cấp khách hàng, bạn có thể thiết kế nội thất khu vực pha chế hiệu quả. 

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Khu vực pha chế trong nhà hàng

5. Khu vực rửa và diệt khuẩn bát đĩa

Ảnh nội thất phòng bếp trong nhà hàng

Để thu hồi, vệ sinh, diệt khuẩn bát đĩa bẩn, nhà hàng cần bố trí nội thất, thiết bị sau:

- Xe thu hồi bát đĩa

- Bàn thu hồi bát đĩa có lỗ xả rác

- Chậu, vòi và máy rửa bát

- Máy (Tủ) sấy + diệt khuẩn bát đĩa

- Giá inox nhiều tầng

Tùy vào diện tích và không gian bếp, bạn có thể lựa chọn nội thất với kích thước phù hợp.

Hy vọng, các thông tin về thiết kế nội thất bếp trong nhà hàng trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ với Mộc Tinh Hoa để được hỗ trợ thêm cách thức thế kế và thi công nội thất bếp. 

 

Để lại bình luận của bạn