Ngoài việc phân tích các thành phần và bố cục sắp xếp nội thất bếp nhà hàng, bạn cũng cần phải lưu ý những yếu tố quan trọng khác. Đây là những yếu tố giúp bạn có thể thiết kế nội thất bếp an toàn, hiệu quả cùng chi phí tiết kiệm. Ngay bây giờ, cùng Mộc Tinh Hoa tìm hiểu những lưu ý khi bố trí nội thất bếp nhà hàng sau:
I. Lưu ý khi bố trí nội thất bếp nhà hàng
1. Bố trí nội thất bếp linh hoạt, hiệu quả
Trong quá trình thiết kế, bạn cần đảm bảo nội thất và các thiết bị được sắp xếp một cách linh hoạt hiệu quả. Để làm được điều này, hãy suy nghĩ và trả lời được những câu hỏi sau:
- Nhà bếp của bạn cần bao nhiêu thiết bị?
- Mỗi khu vực nấu có bao nhiêu nhân viên?
- Tổng số lượng đầu bếp và nhân viên hỗ trợ trong gian bếp của bạn.
Sau khi nắm bắt được những thông tin tổng quát, bạn cần đi vào những chi tiết cụ thể. Hãy đảm bảo căn bếp của mình được bố trí nội thất hiệu quả, an toàn và linh hoạt, sao cho nhân viên có thể hoàn thành món ăn trong thời gian nhanh mà đỡ mất sức nhất.
Ví dụ: Bạn có thể sắp xếp khu vực sơ chế cạnh khu vực bếp nấu. Như vậy, sau khi sơ chế thực phẩm, đầu bếp có thể di chuyển sang bên cạnh để làm chín và hoàn thiện một cách nhanh chóng và tiện lợi.
2. Bố trí không gian phù hợp
Sau khi lắp đặt nội thất và thiết bị bếp, không gian nấu nướng và di chuyển trong phòng sẽ bị hạn chế. Vì vậy, bạn cần bố trí không gian phù hợp. Các chuyên gia trong ngành khuyên bạn nên để 60% không gian phía trước để làm khu vực tiếp khách, ăn uống và 40% không gian phía sau cho khu vực bếp nấu.
Vì vậy, nếu nhà hàng của bạn rộng 70m2 thì 42m2 phía trước nên dành cho khu vực chờ và ăn uống, 28m2 phía sau là diện tích phù hợp dành cho bếp nấu.
3. Đảm bảo sự tương tác giữa các đầu bếp, nhân viên nấu nướng
Đừng quên yếu tố con người khi thiết kế không gian. Trong quá trình bố trí nội thất bếp, hãy đảm bảo đầu bếp cùng nhân viên nấu nướng có thể giao tiếp thuận lợi. Thay vì căn bếp có những bức tường bao quanh như một chiếc mê cung thu nhỏ, một không gian rộng mở, rộng rãi, nội thất bố trí khoa học sẽ tiện cho việc giao tiếp hơn. Trong không gian mở, bếp trưởng cũng có thể bao quát và điều hành tiến trình nấu nướng một cách hiệu quả. Lưu ý này đặc biệt quan trọng trong một nhà hàng ăn nhanh với đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. Bởi điều này sẽ giúp cho bếp trưởng có thể giao tiếp và giám sát tiến độ mọi người.
4. Đảm bảo an toàn
Khi bố trí nội thất bếp nhà hàng, sự an toàn là tiêu chí vô cùng quan trọng. Đặc biệt, vấn đề an toàn thực phẩm là điều quan trọng tiên quyết. Một cách đơn giản để bảo vệ an toàn thực phẩm là tránh để đồ ăn của bạn cạnh hóa chất tẩy rửa.
Bạn cũng nên kiểm tra quy định an toàn thực phẩm của bộ y tế và đảo bảo nhà hàng mình đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, được kiểm duyệt kỹ càng. Đôi khi, một số điều lệ trong quy định địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bố trí và sắm sửa nội thất bếp trong nhà hàng của mình. Ví dụ như một số tiêu chí kiểm tra an toàn thực phẩm dưới đây:
- Nơi kinh doanh phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm.)
- Bày/ bán chế biến thức ăn trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất 60cm.
- Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống.
-...
Vì vậy, bạn cần đọc kỹ các quy định về luật an toàn thực phẩm của địa phương, bộ y tế để thiết kế nội thất bếp đúng tiêu chuẩn, tránh vi phạm.
Ngoài ra, bếp trong nhà hàng bạn cần phải đảm bảo an toàn cháy nổ. Đây là nơi nấu nướng, có hệ thống dẫn ga và bếp công nghiệp năng suất lớn. Vì vậy, hãy đảm bảo đầy đủ tiêu chí phòng cháy chữa cháy (PCCC) để không gian làm việc trở nên an toàn hơn. Trong bếp cần thiết kế các lối thoát hiểm, bình chữa cháy, đầu báo khói. Hãy làm việc với các kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp để họ có thể tư vấn và triển khai không gian nấu nướng an toàn, hiệu quả.
Cuối cùng, bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe đầu bếp, nhân viên nấu nướng trong nhà hàng của mình. Bếp nấu là nơi chứa nhiều nhiệt dư, khói mùi gây khó chịu. Hãy xây dựng hệ thống thông gió thích hợp với không gian, đảm bảo căn bếp được thông thoáng, dễ chịu khi làm việc. Để tham khảo thêm về hệ thống hút mùi cho bếp nấu, hãy liên hệ với chúng tôi. Là đơn vị cung cấp thiết bị bếp nhập khẩu hàng đầu Việt Nam, Mộc Tinh Hoa là địa chỉ uy tín, chất lượng.
II. Chọn cách bố trí nội thất bếp phù hợp với nhà hàng của bạn
Victor Cardamone, chủ sở hữu công ty thiết kế bếp nhà hàng Mise Designs, nói rằng: Cách bố trí bếp lý tưởng phụ thuộc vào kích thước và hình dáng không gian bếp của bạn: “Nếu nhà hàng có không gian bếp dài và hẹp, nên sắp xếp nội thất theo bố cục dây chuyền nấu nướng là hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu căn phòng có hình dạng không gian vuông vức, bố trí bếp trung tâm sẽ hợp lý hơn”. Bạn không nên áp đặt bất kỳ bố cục phòng bếp nào vào không gian không phù hợp với nó.
Với suy nghĩ đó, Cardamone đề xuất làm theo những bước sau để bố trí nội thất bếp phù hợp:
1. Tạo một quy trình để thực hiện từng mục menu
2. Xây dựng danh sách thiết bị, nội thất bếp dựa trên yêu cầu thực đơn
3. Tổ chức, bố trí nội thất bếp từng khu vực
4. Sắp xếp các khu vực cạnh nhau sao cho hợp lý
5. Xác định quy trình phục vụ để hoàn thiện món ăn đưa đến khách hàng
6. Thiết kế khu vực trung tâm. Đây là nơi xúc tiến, đôn đốc hoạt động nấu nướng khu vực xung quanh.
7. Hiểu và nắm rõ những điểm yếu về mặt thiết kế nhà hàng của bạn. Chuẩn bị những phương án thay thế phù hợp khắc phục điểm yếu đó.
8. Hình dung quá trình nấu và phục vụ từng món ăn trong menu của bạn. Từ đó bố trí nội thất và phân phối công việc hiệu quả.
Hãy chủ động đánh giá tiềm năng không gian nhà hàng của bạn để khai thác nó một cách hợp lý. Với những lưu ý khi bố trí nội thất bếp nhà hàng trên, Mộc Tinh Hoa hy vọng có thể phần nào giúp ích cho bạn. Nếu đang gặp vấn đề trong việc bố trí nội thất bếp, hãy liên hệ với chúng tôi. Bằng 15 năm kinh nghiệm tại lĩnh vực này, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách đơn giản, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !
>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng