Yêu cầu báo giá

Đảm bảo nhà bếp an toàn với những lưu ý sau

Nhà bếp là nơi dễ xảy ra các tình huống nguy hiểm, thiếu an toàn như cháy nổ, hỏa hoạn, trơn trượt,.. Đảm bảo nhà bếp an toàn với những lưu ý sau, cuộc sống thành viên trong nhà sẽ yên tâm hơn nhiều. 

Đảm bảo nhà bếp an toàn

I. Nguyên nhân dẫn đến tình huống thiếu an toàn trong bếp

Trong khu vực bếp nấu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình huống thiếu an toàn. Cụ thể như sau:

1. Thiết bị trục trặc trong quá trình sử dụng

Trong bếp có rất nhiều thiết bị nấu nướng. Nếu sử dụng sai cách, các thiết bị có thể bị trục trặc, gây ra những nguy cơ thiếu an toàn trong nhà. Ở mức độ nhẹ, lửa và nguồn nhiệt từ bếp, lò nướng, thức ăn,... có thể gây bỏng cho người nội trợ. Nguy hiểm hơn, những rủi ro như rò rỉ khí gas, chập điện,... gây cháy nổ, nguy hại cho an toàn các thành viên. 

2. Hệ thống điện phức tạp

Song song với sự xuất hiện dày đặc của thiết bị, hệ thống điện nhà bếp cũng hết sức phức tạp. Chúng thường có công suất lớn, trọng tải cao. Nếu không lắp đặt thiết bị đúng cách, dòng điện trong nhà có thể quá tải, chập, cháy. 

Bên cạnh đó, bếp nấu là nơi dễ dàng rò rỉ nước, nhất là khu vực bồn rửa. Vì vậy, nguy cơ rò rỉ điện là rất cao, gây nguy hiểm cho thành viên gia đình. 

3. Trơn, trượt do tràn nước

Như đã nói ở trên, bếp nấu là nơi dễ dàng rò rỉ nước. Chính vì vậy, khu vực này dễ xảy ra các tai nạn đáng tiếc như trơn, trượt, té ngã. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý thiết kế và bố trí nội thất phù hợp để hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc này. 

4. Thức ăn bẩn, ẩm mốc là nơi cư trú của ruồi, bọ, côn trùng,..

Bếp nấu là khu vực dễ nảy sinh ra ẩm mốc. Nếu bạn không vứt rác thường xuyên, bảo quản thức ăn không đúng cách, đây sẽ là nơi cư trú của ruồi, bọ, côn trùng,... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

5. Dụng cụ sắc nhọn, nguy hiểm

Cuối cùng, không gian bếp là nơi tập trung nhiều đồ dễ vỡ ( thủy tinh, sành, sứ,...), đồ dùng sắc nhọn (dao, kéo,...), (đồ dùng dễ gây bỏng (nồi áp suất,..),... Trong quá trình vệ sinh, nấu nướng, nếu không cẩn thận, những dụng cụ trên có thể làm thương người nội trợ nói riêng và các thành viên nói chung. Đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ, cần đặt những dụng cụ đó ở cao, tránh xa tầm tay của trẻ, tránh rủi ro đáng tiếc. 

II. Lưu ý đảm bảo nhà bếp an toàn:

1. Đảm bảo nguồn lửa, nguồn điện an toàn 

Thứ nhất: Đảm bảo nguồn lửa an toàn. 

Hiện nay, bếp ga vẫn là thiết bị phổ biến nhiều gia đình sử dụng. Khi sử dụng thiết bị này, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Đảm bảo bình ga chính hãng, có van khóa, dây dẫn chuẩn chất lượng

- Không thiết kế ổ điện ở nơi đặt bình ga và chứa dây dẫn ga. 

- Kiểm tra van khóa và dây dẫn ga thường xuyên. Đảm bảo chúng an toàn, không bị chuột, côn trùng cắn. 

- Thay mới dây ga (3-5 năm/ lần)

- Sử dụng thiết bị cảnh báo hở khí ga đặt trong khu vực bình ga và bếp nấu. 

- Khi bật bếp không lên lửa, gia chủ không nên cố bật vì khí ga có thể thoát ra ngoài, gặp tia lửa sẽ cháy, nổ.

- Nên khóa van ga những lúc không dùng. 

- Kiểm tra bếp thường xuyên. Đảm bảo đã tắt bếp khi không dùng đến.

- Khi đun nấu không để gió tạt lửa bếp

- Không xịt thuốc diệt côn trùng khi đang bật bếp. Loại thuốc này có hợp chất gây cháy

- Để ý bếp khi đang nấu

- Để xa các loại khăn, vải dễ bắt lửa xung quanh bếp

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bật nguồn điện hoặc cắm các thiết bị điện có thể gây ra tia lửa. 

Khí ga không những có thể gây ra cháy, nổ mà còn có thể gây ngạt, độc hại trong quá trình sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, nhiều gia đình có sử dụng bếp từ thay thế bếp ga. Bên cạnh việc giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy, nổ, bếp từ còn có cơ chế tự động tắt bếp khi không có nồi, khóa trẻ em an toàn. Vì vậy, gia chủ có thể yên tâm hơn. 

Tuy nhiên, bạn cần mua bếp từ tại những nơi uy tín, chất lượng. Đảm bảo hàng chính hãng, không vì ham rẻ mà mua hàng kém chất lượng. Là đơn vị phân phối thiết bị bếp chính hãng trong suốt 15 năm qua, Mộc Tinh Hoa là địa chỉ đáng tin cậy.

Thứ hai: Đảm bảo nguồn điện an toàn

Với hệ thống điện, bạn cần đảm bảo công suất các thiết bị. Những thiết bị có công suất lớn như tủ lạnh, bếp, lò nướng nên được lắp đặt aptomat riêng. Bằng cách này, nếu thiết bị trục trặc, quá tải, aptomat sẽ tự ngắt, đảm bảo an toàn. 

Cần lắp đặt các thiết bị điện đúng cách. Với những thiết bị có công suất lớn như lò vi sóng, nồi cơm điện, bình đun nước,... không nên cắm chung 1 ổ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải, gây chập, cháy. 

Khi mua thiết bị bếp tại Mộc Tinh Hoa, khách hàng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ được chúng tôi miễn phí vận chuyển và lắp đặt. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, được đào tạo bài bản sẽ lắp đặt thiết bị bếp cho bạn và gia đình một cách an toàn và đảm bảo nhất. 

Cuối dùng, dù dùng bếp ga hay bếp điện, lắp đặt nhiều thiết bị hay ít, hãy luôn để sẵn 1 bình cứu hỏa trong nhà để có thể ứng cứu kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra. 

2. Giữ bếp khô ráo, chống trơn, trượt

Hãy đảm bảo không gian bếp luôn khô ráo, đặc biệt là khu vực sàn. Điều này sẽ giữ an toàn trong quá trình đi lại, nấu nướng, giảm thiểu tối đa nguy cơ trơn, trượt. 

Bên cạnh đó, bạn có thể lắp đặt các loại sàn chống trơn hiệu quả. Ví dụ như chất liệu gỗ,... Chất liệu này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa chống trơn an toàn. 

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, hãy mua những nút bịt cạnh bàn ở những khu vực góc nhọn. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho bé, nếu có tai nạn đáng tiếc xảy ra như té, ngã, bé sẽ không bị thương tích nặng do góc nhọn cạnh bàn gây nên. 

3. Để dụng cụ sắc nhọn, dễ vỡ đúng chỗ

Hãy tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong nhà bếp. Tối thiểu là để dụng cụ sắc nhọn, dễ vỡ đúng chỗ. Đặt dao, kéo tránh xa tầm với của trẻ. Những đồ dùng như bát đĩa, cốc thủy tinh nên được đặt gọn gàng ở ngăn tủ riêng biệt. 

Điều này sẽ làm giảm nguy cơ đổ, vỡ trong bếp, gây đứt tay, bị thương trong quá trình nội trợ. 

4. Bảo quản thức ăn đúng cách

Bạn có nghĩ tủ lạnh là nơi an toàn tuyệt đối? Không phải đâu nhé! 

Không có gì là tuyệt đối hoàn toàn. Nếu bạn không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, đây là không gian quá tốt để mầm bệnh, vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, hãy vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, để thực phẩm đúng chỗ: ngăn rau, ngăn thịt sống, ngăn thịt đông lạnh,... Đồng thời, hãy mạnh tay loại bỏ những thực phẩm quá hạn, hỏng ra tủ lạnh nhé!

Không chỉ tủ lạnh, bất kỳ không gian nào trong bếp cũng cần được đảm bảo sạch sẽ. Hãy vứt rác, lau chùi tủ đồ thường xuyên. Đảm bảo khu vực lưu trữ thực phẩm khô luôn khô ráo, không bị ẩm, mốc xâm nhập. Những nơi đựng gia vị cần được sắp xếp thông thoáng, nhiệt độ phù hợp.

Nhà bếp là nơi cần được giữ vệ sinh hàng đầu trong nhà vì đây là khu vực nấu ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo bếp nấu luôn sạch sẽ, thông thoáng và an toàn! 

 

 

Đảm bảo nhà bếp an toàn với những lưu ý sau

Friday, November 12, 2021

Nhà bếp là nơi dễ xảy ra các tình huống nguy hiểm, thiếu an toàn như cháy nổ, hỏa hoạn, trơn trượt,.. Đảm bảo nhà bếp an toàn với những lưu ý sau, cuộc sống thành viên trong nhà sẽ yên tâm hơn nhiều. 

Đảm bảo nhà bếp an toàn

I. Nguyên nhân dẫn đến tình huống thiếu an toàn trong bếp

Trong khu vực bếp nấu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình huống thiếu an toàn. Cụ thể như sau:

1. Thiết bị trục trặc trong quá trình sử dụng

Trong bếp có rất nhiều thiết bị nấu nướng. Nếu sử dụng sai cách, các thiết bị có thể bị trục trặc, gây ra những nguy cơ thiếu an toàn trong nhà. Ở mức độ nhẹ, lửa và nguồn nhiệt từ bếp, lò nướng, thức ăn,... có thể gây bỏng cho người nội trợ. Nguy hiểm hơn, những rủi ro như rò rỉ khí gas, chập điện,... gây cháy nổ, nguy hại cho an toàn các thành viên. 

2. Hệ thống điện phức tạp

Song song với sự xuất hiện dày đặc của thiết bị, hệ thống điện nhà bếp cũng hết sức phức tạp. Chúng thường có công suất lớn, trọng tải cao. Nếu không lắp đặt thiết bị đúng cách, dòng điện trong nhà có thể quá tải, chập, cháy. 

Bên cạnh đó, bếp nấu là nơi dễ dàng rò rỉ nước, nhất là khu vực bồn rửa. Vì vậy, nguy cơ rò rỉ điện là rất cao, gây nguy hiểm cho thành viên gia đình. 

3. Trơn, trượt do tràn nước

Như đã nói ở trên, bếp nấu là nơi dễ dàng rò rỉ nước. Chính vì vậy, khu vực này dễ xảy ra các tai nạn đáng tiếc như trơn, trượt, té ngã. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý thiết kế và bố trí nội thất phù hợp để hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc này. 

4. Thức ăn bẩn, ẩm mốc là nơi cư trú của ruồi, bọ, côn trùng,..

Bếp nấu là khu vực dễ nảy sinh ra ẩm mốc. Nếu bạn không vứt rác thường xuyên, bảo quản thức ăn không đúng cách, đây sẽ là nơi cư trú của ruồi, bọ, côn trùng,... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

5. Dụng cụ sắc nhọn, nguy hiểm

Cuối cùng, không gian bếp là nơi tập trung nhiều đồ dễ vỡ ( thủy tinh, sành, sứ,...), đồ dùng sắc nhọn (dao, kéo,...), (đồ dùng dễ gây bỏng (nồi áp suất,..),... Trong quá trình vệ sinh, nấu nướng, nếu không cẩn thận, những dụng cụ trên có thể làm thương người nội trợ nói riêng và các thành viên nói chung. Đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ, cần đặt những dụng cụ đó ở cao, tránh xa tầm tay của trẻ, tránh rủi ro đáng tiếc. 

II. Lưu ý đảm bảo nhà bếp an toàn:

1. Đảm bảo nguồn lửa, nguồn điện an toàn 

Thứ nhất: Đảm bảo nguồn lửa an toàn. 

Hiện nay, bếp ga vẫn là thiết bị phổ biến nhiều gia đình sử dụng. Khi sử dụng thiết bị này, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Đảm bảo bình ga chính hãng, có van khóa, dây dẫn chuẩn chất lượng

- Không thiết kế ổ điện ở nơi đặt bình ga và chứa dây dẫn ga. 

- Kiểm tra van khóa và dây dẫn ga thường xuyên. Đảm bảo chúng an toàn, không bị chuột, côn trùng cắn. 

- Thay mới dây ga (3-5 năm/ lần)

- Sử dụng thiết bị cảnh báo hở khí ga đặt trong khu vực bình ga và bếp nấu. 

- Khi bật bếp không lên lửa, gia chủ không nên cố bật vì khí ga có thể thoát ra ngoài, gặp tia lửa sẽ cháy, nổ.

- Nên khóa van ga những lúc không dùng. 

- Kiểm tra bếp thường xuyên. Đảm bảo đã tắt bếp khi không dùng đến.

- Khi đun nấu không để gió tạt lửa bếp

- Không xịt thuốc diệt côn trùng khi đang bật bếp. Loại thuốc này có hợp chất gây cháy

- Để ý bếp khi đang nấu

- Để xa các loại khăn, vải dễ bắt lửa xung quanh bếp

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bật nguồn điện hoặc cắm các thiết bị điện có thể gây ra tia lửa. 

Khí ga không những có thể gây ra cháy, nổ mà còn có thể gây ngạt, độc hại trong quá trình sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, nhiều gia đình có sử dụng bếp từ thay thế bếp ga. Bên cạnh việc giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy, nổ, bếp từ còn có cơ chế tự động tắt bếp khi không có nồi, khóa trẻ em an toàn. Vì vậy, gia chủ có thể yên tâm hơn. 

Tuy nhiên, bạn cần mua bếp từ tại những nơi uy tín, chất lượng. Đảm bảo hàng chính hãng, không vì ham rẻ mà mua hàng kém chất lượng. Là đơn vị phân phối thiết bị bếp chính hãng trong suốt 15 năm qua, Mộc Tinh Hoa là địa chỉ đáng tin cậy.

Thứ hai: Đảm bảo nguồn điện an toàn

Với hệ thống điện, bạn cần đảm bảo công suất các thiết bị. Những thiết bị có công suất lớn như tủ lạnh, bếp, lò nướng nên được lắp đặt aptomat riêng. Bằng cách này, nếu thiết bị trục trặc, quá tải, aptomat sẽ tự ngắt, đảm bảo an toàn. 

Cần lắp đặt các thiết bị điện đúng cách. Với những thiết bị có công suất lớn như lò vi sóng, nồi cơm điện, bình đun nước,... không nên cắm chung 1 ổ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải, gây chập, cháy. 

Khi mua thiết bị bếp tại Mộc Tinh Hoa, khách hàng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ được chúng tôi miễn phí vận chuyển và lắp đặt. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, được đào tạo bài bản sẽ lắp đặt thiết bị bếp cho bạn và gia đình một cách an toàn và đảm bảo nhất. 

Cuối dùng, dù dùng bếp ga hay bếp điện, lắp đặt nhiều thiết bị hay ít, hãy luôn để sẵn 1 bình cứu hỏa trong nhà để có thể ứng cứu kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra. 

2. Giữ bếp khô ráo, chống trơn, trượt

Hãy đảm bảo không gian bếp luôn khô ráo, đặc biệt là khu vực sàn. Điều này sẽ giữ an toàn trong quá trình đi lại, nấu nướng, giảm thiểu tối đa nguy cơ trơn, trượt. 

Bên cạnh đó, bạn có thể lắp đặt các loại sàn chống trơn hiệu quả. Ví dụ như chất liệu gỗ,... Chất liệu này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa chống trơn an toàn. 

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, hãy mua những nút bịt cạnh bàn ở những khu vực góc nhọn. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho bé, nếu có tai nạn đáng tiếc xảy ra như té, ngã, bé sẽ không bị thương tích nặng do góc nhọn cạnh bàn gây nên. 

3. Để dụng cụ sắc nhọn, dễ vỡ đúng chỗ

Hãy tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong nhà bếp. Tối thiểu là để dụng cụ sắc nhọn, dễ vỡ đúng chỗ. Đặt dao, kéo tránh xa tầm với của trẻ. Những đồ dùng như bát đĩa, cốc thủy tinh nên được đặt gọn gàng ở ngăn tủ riêng biệt. 

Điều này sẽ làm giảm nguy cơ đổ, vỡ trong bếp, gây đứt tay, bị thương trong quá trình nội trợ. 

4. Bảo quản thức ăn đúng cách

Bạn có nghĩ tủ lạnh là nơi an toàn tuyệt đối? Không phải đâu nhé! 

Không có gì là tuyệt đối hoàn toàn. Nếu bạn không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, đây là không gian quá tốt để mầm bệnh, vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, hãy vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, để thực phẩm đúng chỗ: ngăn rau, ngăn thịt sống, ngăn thịt đông lạnh,... Đồng thời, hãy mạnh tay loại bỏ những thực phẩm quá hạn, hỏng ra tủ lạnh nhé!

Không chỉ tủ lạnh, bất kỳ không gian nào trong bếp cũng cần được đảm bảo sạch sẽ. Hãy vứt rác, lau chùi tủ đồ thường xuyên. Đảm bảo khu vực lưu trữ thực phẩm khô luôn khô ráo, không bị ẩm, mốc xâm nhập. Những nơi đựng gia vị cần được sắp xếp thông thoáng, nhiệt độ phù hợp.

Nhà bếp là nơi cần được giữ vệ sinh hàng đầu trong nhà vì đây là khu vực nấu ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo bếp nấu luôn sạch sẽ, thông thoáng và an toàn! 

 

 

Để lại bình luận của bạn