Yêu cầu báo giá

Cách lưu trữ tủ bếp gọn gàng

Làm thế nào để lưu trữ tủ bếp gọn gàng, ngăn nắp? Bên cạnh việc thiết kế tủ bếp thông minh, bạn còn cần biết cách bố trí, lưu trữ đồ dùng sao cho hợp lý. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ các cách lưu trữ tủ bếp gọn gàng một cách tiện lợi nhất

I. Sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý

Trong tủ bếp, bạn sẽ cần lưu trữ rất nhiều đồ dùng với số lượng, kích thước và chức năng khác nhau. Để tủ bếp luôn gọn gàng, quá trình lấy đồ diễn ra tiện lợi, bạn cần sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý. 

Một trong những cách sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý, cái gì để ra trước, cái gì để ra sau là dựa theo nguyên tắc tam giác. Từ nguyên tắc này, hãy phân chia thành các khu vực riêng và sắp xếp đồ dùng theo tần suất sử dụng, kích thước,... Ví dụ như khu vực bếp nấu cần có ngăn đựng gia vị, nồi chảo dễ lấy, khu vực bồn rửa cần có tủ và giá đựng chén bát,... 

Sắp xếp đồ vật hợp lý

Sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý

II. Phân khu theo tần suất sử dụng

Đôi khi, nhà bếp của bạn được thiết kế không thực sự linh hoạt. Bên cạnh các thiết bị cồng kềnh, cố định như nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay,..., làm thế nào để lưu trữ đồ dùng nhỏ một cách gọn gàng? Câu trả lời là hãy phân chia đồ dùng theo tần suất sử dụng. Để phân khu theo tần suất sử dụng, bạn cần lưu ý 2 điều sau:

1. Cách lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất

Để có thể lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất, bạn cần tổng hợp hóa những dụng cụ, thiết bị hiện có. Từ đó, phân loại chúng qua các câu hỏi sau:

- Thiết bị, dụng cụ này sử dụng bao nhiêu lần/ ngày? => Mức độ thường xuyên sử dụng của dụng cụ, thiết bị. Từ đó, hãy phân loại chúng thành các ngăn theo thứ tự từ mức độ dùng nhiều đến ít. 

- Đặt thiết bị, dụng cụ ở đâu tiện nhất? Sau khi phân loại mức độ sử dụng thiết bị, dụng cụ nhà bếp, bạn cần suy nghĩ xem nên đặt chúng ở đâu. Hãy để những đồ dùng thường xuyên ở những nơi tiện lợi, dễ lấy. Những đồ ít khi dùng đến, bạn có thể lưu trữ chúng ở các ngăn tủ trên cao hoặc bên trong.

Phân chia đồ dùng theo khu vực

Phân chia đồ dùng theo khu vực  

2. Lưu trữ tối ưu thiết bị bếp

Để lưu trữ tối ưu thiết bị bếp, bạn cần tăng sức chứa của tủ, ngăn kéo. Một trong những cách thức gọn gàng, nhanh chóng nhất là sử dụng các phụ kiện phù hợp. Ví dụ như tủ lưu trữ cao, thấp trong các góc, cơ chế chức năng dạng ngăn kéo,... Hãy thiết kế sao cho phù hợp nhất với gian bếp và nhu cầu sử dụng của bạn. 

Tối ưu hóa thiết bị bếp

Lưu trữ tối ưu thiết bị bếp

III. Phân chia khu vực theo chức năng

Để cho quá trình nội trợ diễn ra thuận tiện, khoa học, bạn nên phân chia khu vực đồ dùng theo chức năng. Ví dụ như tại khu vực bếp nấu, bạn có thể phân ngăn đựng gia vị, dụng cụ nấu ăn, nồi chảo riêng, gần nhau. Tại khu vực chậu rửa, hãy phân khu tủ, rổ úp bát, ngăn chứa xà phòng, túi nilon, rẻ lau,... riêng biệt. Việc phân chia khu vực theo chức năng sẽ khiến nhà bếp của bạn trở nên gọn gàng, khoa học. 

Phân khu thoe chức năng

Phân khu theo chức năng

1. Phân loại gia vị, dụng cụ nhỏ trong các hộp riêng

Trong nhà bếp, những thứ nhỏ nhặt như gia vị, thảo mộc nấu nướng là thành phần không thể thiếu. Thay vì để chúng hỗn độn trong một chiếc túi nilon, hãy phân chia chúng sao cho gọn gàng, tiện lợi. 

Bạn có thể phân chia từng loại gia vị và để chúng gọn trong các túi, hộp nhựa, thủy tinh,... Sau đó dán nhãn và đậy kín. Điều này giúp cho bạn có thể bảo quản gia vị tốt hơn, tránh ẩm, mốc.

Sau khi phân loại các gia vị, hãy để chúng gọn gàng vào ngăn kéo riêng. Kết hợp với các dán nhãn, bạn có thể tìm kiếm gia vị dễ dàng trong quá trình nấu nướng. 

Ngoài ra, những đồ dùng nhỏ như dao, kéo, đồ khui bia, dao cắt pizza,... bạn cũng nên sắp xếp chúng gọn gàng trong hộp hoặc ngăn kéo. Nhờ vậy, khi sử dụng có thể tìm kiếm dễ dàng. 

Phân loại gia vị

Phân loại gia vị trong các hộp nhỏ

2. Khu vực để bát đĩa, nồi chảo

Với những đồ dùng cồng kềnh hơn như nồi, chảo, bát đĩa, nên lưu trữ chúng đâu thì hợp lý? 

Bạn có thể sắp xếp nồi, chảo vào các ngăn kéo rộng rãi dưới cùng tủ bếp. Để quá trình nấu nướng dễ dàng hơn, bạn có thể bố trí ngăn kéo đó gần khu vực bếp nấu. 

Đối với bát đĩa, hãy thiết kế một ngăn tủ đựng bát có các giá đỡ riêng. Vị trí thuận tiện nhất cho tủ đựng bát là khu vực phía trên bồn rửa. Tại đây, bạn có thể úp những bát, đĩa dùng hàng ngày. Với những chiếc bát ít khi sử dụng, bạn có thể bố trí một ngăn tủ riêng cạnh đó để lưu trữ chúng gọn gàng. 

Khu vực để nồi chảo

Khu vực để nồi, chảo

3. Khu vực đựng thực phẩm khô

Gạo, dầu ăn, mì gói, bột mì,... là những thực phẩm khô cần được lưu trữ trong nhà. Để bảo quản chúng hợp lý, hãy sắp xếp thực phẩm khô vào một ngăn tủ rộng rãi, khô ráo. Tùy vào số lượng, sức ăn thành viên trong gia đình mà lượng thực phẩm lưu trữ nhiều hay ít. Tùy vào số lượng thực phẩm mà thiết kế ngăn tủ lưu trữ cho phù hợp. 

Hiện nay, trong quá trình thi công tủ bếp, nhiều gia đình xác định lắp đặt tủ lạnh âm. Xung quanh tủ lạnh là các ngăn rộng rãi. Nhiều gia đình lắp đặt tủ hẹp, kệ bên trên tủ. Hệ thống này có chức năng kéo ra linh hoạt. Thông thường, bề rộng của chúng có kích thước từ 150-400mm.

Theo đó, tủ lạnh sẽ là nơi đựng thực phẩm tươi. Những ngăn tủ xung quanh đó sẽ là nơi đựng thực phẩm khô. Như vậy, khu vực lưu trữ thực phẩm sẽ được tập trung một chỗ, thuận lợi cho việc tìm kiếm. Đây là cách làm hết sức thông minh, bạn có thể tham khảo.

Lưu trữ thực phẩm khô

Lưu trữ thực phẩm khô

Khu vực lưu trữ thực phẩm

Khu vực lưu trữ thực phẩm

4. Khu vực sơ chế và vệ sinh

Hãy đảm bảo rằng khu vực lưu trữ thực phẩm gần với bồn rửa và bếp nấu. Bởi, trước khi nấu nướng, bạn cần rửa sạch và sơ chế thực phẩm. Các món ăn thường được sơ chế ở bên phải hoặc bên trái bồn rửa. Hãy sắp xếp sao cho thuận tiện nhất. 

Trong quá trình sơ chế thực phẩm, bạn cần thiết kế nơi đựng chất thải hữu cơ. Để có thể phân loại rác, bạn nên bố trí thùng chứa phân ngăn. Nhiều gia đình thiết kế thùng rác bên trong ngăn kéo phía dưới bồn rửa hết sức tiện lợi, vệ sinh. Khu vực này bạn cũng có thể đựng nước rửa bát, dung dịch vệ sinh, túi nilon tiện lợi. 

Phân chia rác thải

Phân chia rác thải

5. Khu vực nướng bánh

Nhiều gia đình có thiết kế lò nướng để phục vụ cho việc nướng bánh và đồ ăn. Tuy nhiên, đây có thể là khu vực ít sử dụng hơn so với bếp nấu. Thông thường, bạn có thể lắp đặt chúng âm tủ, bố trí các kệ gần nhau để đựng các thiết bị khác như lò vi sóng, máy pha cafe,... Bạn có thể sử dụng các tủ lưu trữ với các kệ chức năng bên trong. Nhờ vậy, khi tìm đồ đạc sẽ thuận tiện hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng lấy đồ đạc ra ngoài. 

Khu vực nướng bánh

Khu vực nướng bánh

Trong cuộc sống, có rất nhiều cách lưu trữ tủ bếp gọn gàng. Trên đây, Mộc Tinh Hoa đã chia sẻ những cách thức lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ sắp xếp căn bếp nhà mình khoa học, hợp lý hơn. Để tham khảo thêm những mẹo bố trí nhà bếp bổ ích, hãy truy cập website Mộc Tinh Hoa.

 

 

Cách lưu trữ tủ bếp gọn gàng

Thursday, November 11, 2021

Làm thế nào để lưu trữ tủ bếp gọn gàng, ngăn nắp? Bên cạnh việc thiết kế tủ bếp thông minh, bạn còn cần biết cách bố trí, lưu trữ đồ dùng sao cho hợp lý. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ các cách lưu trữ tủ bếp gọn gàng một cách tiện lợi nhất

I. Sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý

Trong tủ bếp, bạn sẽ cần lưu trữ rất nhiều đồ dùng với số lượng, kích thước và chức năng khác nhau. Để tủ bếp luôn gọn gàng, quá trình lấy đồ diễn ra tiện lợi, bạn cần sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý. 

Một trong những cách sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý, cái gì để ra trước, cái gì để ra sau là dựa theo nguyên tắc tam giác. Từ nguyên tắc này, hãy phân chia thành các khu vực riêng và sắp xếp đồ dùng theo tần suất sử dụng, kích thước,... Ví dụ như khu vực bếp nấu cần có ngăn đựng gia vị, nồi chảo dễ lấy, khu vực bồn rửa cần có tủ và giá đựng chén bát,... 

Sắp xếp đồ vật hợp lý

Sắp xếp đồ vật theo thứ tự hợp lý

II. Phân khu theo tần suất sử dụng

Đôi khi, nhà bếp của bạn được thiết kế không thực sự linh hoạt. Bên cạnh các thiết bị cồng kềnh, cố định như nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay,..., làm thế nào để lưu trữ đồ dùng nhỏ một cách gọn gàng? Câu trả lời là hãy phân chia đồ dùng theo tần suất sử dụng. Để phân khu theo tần suất sử dụng, bạn cần lưu ý 2 điều sau:

1. Cách lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất

Để có thể lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất, bạn cần tổng hợp hóa những dụng cụ, thiết bị hiện có. Từ đó, phân loại chúng qua các câu hỏi sau:

- Thiết bị, dụng cụ này sử dụng bao nhiêu lần/ ngày? => Mức độ thường xuyên sử dụng của dụng cụ, thiết bị. Từ đó, hãy phân loại chúng thành các ngăn theo thứ tự từ mức độ dùng nhiều đến ít. 

- Đặt thiết bị, dụng cụ ở đâu tiện nhất? Sau khi phân loại mức độ sử dụng thiết bị, dụng cụ nhà bếp, bạn cần suy nghĩ xem nên đặt chúng ở đâu. Hãy để những đồ dùng thường xuyên ở những nơi tiện lợi, dễ lấy. Những đồ ít khi dùng đến, bạn có thể lưu trữ chúng ở các ngăn tủ trên cao hoặc bên trong.

Phân chia đồ dùng theo khu vực

Phân chia đồ dùng theo khu vực  

2. Lưu trữ tối ưu thiết bị bếp

Để lưu trữ tối ưu thiết bị bếp, bạn cần tăng sức chứa của tủ, ngăn kéo. Một trong những cách thức gọn gàng, nhanh chóng nhất là sử dụng các phụ kiện phù hợp. Ví dụ như tủ lưu trữ cao, thấp trong các góc, cơ chế chức năng dạng ngăn kéo,... Hãy thiết kế sao cho phù hợp nhất với gian bếp và nhu cầu sử dụng của bạn. 

Tối ưu hóa thiết bị bếp

Lưu trữ tối ưu thiết bị bếp

III. Phân chia khu vực theo chức năng

Để cho quá trình nội trợ diễn ra thuận tiện, khoa học, bạn nên phân chia khu vực đồ dùng theo chức năng. Ví dụ như tại khu vực bếp nấu, bạn có thể phân ngăn đựng gia vị, dụng cụ nấu ăn, nồi chảo riêng, gần nhau. Tại khu vực chậu rửa, hãy phân khu tủ, rổ úp bát, ngăn chứa xà phòng, túi nilon, rẻ lau,... riêng biệt. Việc phân chia khu vực theo chức năng sẽ khiến nhà bếp của bạn trở nên gọn gàng, khoa học. 

Phân khu thoe chức năng

Phân khu theo chức năng

1. Phân loại gia vị, dụng cụ nhỏ trong các hộp riêng

Trong nhà bếp, những thứ nhỏ nhặt như gia vị, thảo mộc nấu nướng là thành phần không thể thiếu. Thay vì để chúng hỗn độn trong một chiếc túi nilon, hãy phân chia chúng sao cho gọn gàng, tiện lợi. 

Bạn có thể phân chia từng loại gia vị và để chúng gọn trong các túi, hộp nhựa, thủy tinh,... Sau đó dán nhãn và đậy kín. Điều này giúp cho bạn có thể bảo quản gia vị tốt hơn, tránh ẩm, mốc.

Sau khi phân loại các gia vị, hãy để chúng gọn gàng vào ngăn kéo riêng. Kết hợp với các dán nhãn, bạn có thể tìm kiếm gia vị dễ dàng trong quá trình nấu nướng. 

Ngoài ra, những đồ dùng nhỏ như dao, kéo, đồ khui bia, dao cắt pizza,... bạn cũng nên sắp xếp chúng gọn gàng trong hộp hoặc ngăn kéo. Nhờ vậy, khi sử dụng có thể tìm kiếm dễ dàng. 

Phân loại gia vị

Phân loại gia vị trong các hộp nhỏ

2. Khu vực để bát đĩa, nồi chảo

Với những đồ dùng cồng kềnh hơn như nồi, chảo, bát đĩa, nên lưu trữ chúng đâu thì hợp lý? 

Bạn có thể sắp xếp nồi, chảo vào các ngăn kéo rộng rãi dưới cùng tủ bếp. Để quá trình nấu nướng dễ dàng hơn, bạn có thể bố trí ngăn kéo đó gần khu vực bếp nấu. 

Đối với bát đĩa, hãy thiết kế một ngăn tủ đựng bát có các giá đỡ riêng. Vị trí thuận tiện nhất cho tủ đựng bát là khu vực phía trên bồn rửa. Tại đây, bạn có thể úp những bát, đĩa dùng hàng ngày. Với những chiếc bát ít khi sử dụng, bạn có thể bố trí một ngăn tủ riêng cạnh đó để lưu trữ chúng gọn gàng. 

Khu vực để nồi chảo

Khu vực để nồi, chảo

3. Khu vực đựng thực phẩm khô

Gạo, dầu ăn, mì gói, bột mì,... là những thực phẩm khô cần được lưu trữ trong nhà. Để bảo quản chúng hợp lý, hãy sắp xếp thực phẩm khô vào một ngăn tủ rộng rãi, khô ráo. Tùy vào số lượng, sức ăn thành viên trong gia đình mà lượng thực phẩm lưu trữ nhiều hay ít. Tùy vào số lượng thực phẩm mà thiết kế ngăn tủ lưu trữ cho phù hợp. 

Hiện nay, trong quá trình thi công tủ bếp, nhiều gia đình xác định lắp đặt tủ lạnh âm. Xung quanh tủ lạnh là các ngăn rộng rãi. Nhiều gia đình lắp đặt tủ hẹp, kệ bên trên tủ. Hệ thống này có chức năng kéo ra linh hoạt. Thông thường, bề rộng của chúng có kích thước từ 150-400mm.

Theo đó, tủ lạnh sẽ là nơi đựng thực phẩm tươi. Những ngăn tủ xung quanh đó sẽ là nơi đựng thực phẩm khô. Như vậy, khu vực lưu trữ thực phẩm sẽ được tập trung một chỗ, thuận lợi cho việc tìm kiếm. Đây là cách làm hết sức thông minh, bạn có thể tham khảo.

Lưu trữ thực phẩm khô

Lưu trữ thực phẩm khô

Khu vực lưu trữ thực phẩm

Khu vực lưu trữ thực phẩm

4. Khu vực sơ chế và vệ sinh

Hãy đảm bảo rằng khu vực lưu trữ thực phẩm gần với bồn rửa và bếp nấu. Bởi, trước khi nấu nướng, bạn cần rửa sạch và sơ chế thực phẩm. Các món ăn thường được sơ chế ở bên phải hoặc bên trái bồn rửa. Hãy sắp xếp sao cho thuận tiện nhất. 

Trong quá trình sơ chế thực phẩm, bạn cần thiết kế nơi đựng chất thải hữu cơ. Để có thể phân loại rác, bạn nên bố trí thùng chứa phân ngăn. Nhiều gia đình thiết kế thùng rác bên trong ngăn kéo phía dưới bồn rửa hết sức tiện lợi, vệ sinh. Khu vực này bạn cũng có thể đựng nước rửa bát, dung dịch vệ sinh, túi nilon tiện lợi. 

Phân chia rác thải

Phân chia rác thải

5. Khu vực nướng bánh

Nhiều gia đình có thiết kế lò nướng để phục vụ cho việc nướng bánh và đồ ăn. Tuy nhiên, đây có thể là khu vực ít sử dụng hơn so với bếp nấu. Thông thường, bạn có thể lắp đặt chúng âm tủ, bố trí các kệ gần nhau để đựng các thiết bị khác như lò vi sóng, máy pha cafe,... Bạn có thể sử dụng các tủ lưu trữ với các kệ chức năng bên trong. Nhờ vậy, khi tìm đồ đạc sẽ thuận tiện hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng lấy đồ đạc ra ngoài. 

Khu vực nướng bánh

Khu vực nướng bánh

Trong cuộc sống, có rất nhiều cách lưu trữ tủ bếp gọn gàng. Trên đây, Mộc Tinh Hoa đã chia sẻ những cách thức lưu trữ đồ dùng thuận tiện nhất. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ sắp xếp căn bếp nhà mình khoa học, hợp lý hơn. Để tham khảo thêm những mẹo bố trí nhà bếp bổ ích, hãy truy cập website Mộc Tinh Hoa.

 

 

Để lại bình luận của bạn