Yêu cầu báo giá

10 vật liệu ốp tường bếp

Những vật liệu ốp tường bếp là yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà bếp vì góp phần tăng tính thẩm mỹ, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu ốp tường sẽ giúp bảo vệ, giữ cho tường nhà bạn luôn sạch đẹp.

 

Tùy thuộc vào sở thích và phong cách của mỗi nhà, có khá nhiều lựa chọn vật liệu ốp tường từ truyền thống đến hiện đại, thanh lịch đến độc đáo, sáng tạo. Với bài viết này, Mộc Tinh Hoa sẽ giới thiệu đến bạn 10 loại vật liệu ốp tường bếp cùng những ưu, nhược điểm của từng loại.

 

1. Các vật liệu ốp tường bếp phổ biến hiện nay

 

Việc tìm hiểu ưu, nhược điểm các vật liệu ốp tường bếp sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho một không gian bếp hoàn hảo theo ý định bản thân. Có khá nhiều vật liệu ốp tường bếp, sau đây là 10 loại được đánh giá cao và phổ biến trên thị trường hiện nay:

 

1.1. Gạch men ốp tường bếp

 

Gạch men là loại vật liệu tương đối truyền thống, quen thuộc, xuất hiện từ khá lâu và được ứng dụng khá nhiều tại các nước Châu Âu. Những năm gần đây, sử dụng gạch men ốp tường bếp dần trở thành trào lưu được nhiều người Việt yêu thích.

 

Gạch men ốp tường bếp

Gạch men ốp tường bếp

 

Bên cạnh đó, nếu là những người yêu phong cách hoài cổ, cổ điển, gia đình bạn có thể sử dụng một bộ gạch men để tạo nên một bức tranh trên tường bếp.

 

Về ưu điểm của gạch men ốp tường bếp:

  • Phù hợp với nhiều kiểu phong cách thiết kế nội thất: Đối với loại vật liệu ốp tường bếp này, tùy thuộc từng bộ gạch mà bạn có thể phối với một phong cách bếp khác nhau như cổ điển, tân cổ điển, sang trọng hay hiện đại. Bên cạnh đó, vì khá được ưa chuộng tại Châu Âu nên sử dụng bộ gạch men ốp tường cũng là một phong cách thiết kế nội thất xu thế hiện nay.
  • Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước và màu sắc: Gạch men được in hoa văn, tráng men và nung ở nhiệt độ cao nên có nhiều màu sắc, nhiều kiểu. Gạch men cũng được gia công thành nhiều hình dạng, kích thước nên rất dễ ứng dụng.
  • Có độ bền cao: Gạch men thường có độ bền rất cao, tuổi thọ gạch men lên đến 20 năm và chống mài mòn, chống ố, chống nước tốt.
  • Dễ dàng vệ sinh và ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc.
  • Chi phí thấp so với các loại chất liệu ốp tường khác trên thị trường hiện nay.

 

Về nhược điểm của chất liệu gạch men này:

  • Gạch men có khả năng hút và giữ nhiệt kém vì vậy khi thời tiết lạnh thì không gian nhà bếp của gia đình bạn sẽ trở nên lạnh lẽo.
  • Gạch men có trọng lượng lớn và tương đối cứng nên việc thi công gặp nhiều khó khăn.

 

1.2. Gạch sứ ốp tường bếp

 

Trông khá giống với gạch men, gạch sứ hay gạch gốm là loại gạch được gia công từ sứ hay gốm với độ đặc hơn, ít xốp hơn.

 

Gạch sứ ốp tường bếp

Gạch sứ ốp tường bếp

 

Khi sử dụng để ốp khu vực tường bếp, sử dụng gạch sứ đem lại những ưu và nhược điểm như:

 

Ưu điểm của gạch sứ ốp tường bếp:

  • Gạch sứ là loại vật liệu ốp tường bếp có độ cứng cao, độ bền đứt gãy cao hơn so với các loại gạch ốp tường.
  • Gạch sứ với công nghệ sản xuất hiện đại đem đến tính chống sứt mẻ, trầy xước cao hơn, đặc biệt phù hợp với không gian tường nhà bếp thường xuyên xảy ra các hoạt động nấu nướng.
  • Tính chống bám bẩn của gạch sứ tương đối cao, ốp tường phòng bếp bằng gạch sứ sẽ giúp bảo vệ tường bếp khỏi các tác nhân gây bẩn, ố màu từ môi trường, giữ cho tường bếp luôn sạch đẹp.
  • Mẫu mã, màu sắc gạch sứ tương đối đa dạng, đem lại cảm giác sang trọng, hiện đại cho khu vực tường bếp.

 

Nhược điểm của gạch sứ ốp tường bếp:

  • Gạch sứ tương đối nặng nên khiến quá trình ốp tường bếp và hoàn thiện các chi tiết hơi khó khăn một chút.

 

1.3. Gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp

 

Gạch kính là loại vật liệu ốp tường bếp đang dần trở nên phổ biến và được ứng dụng nhiều hiện nay vì có nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ cho thiết kế nội thất tường bếp.

 

Gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp

Gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp

 

Về ưu điểm của gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp:

  • Gạch thủy tinh có lợi thế là lấy sáng một cách tự nhiên: Bởi vì được cấu tạo từ chất liệu kính, gạch thủy tinh có tính chất khúc xạ và phản chiếu ánh sáng. Vì vậy trong trường hợp không gian thiếu ánh sáng tự nhiên, gạch thủy tinh sẽ giúp hội tụ ánh sáng và khắc phục tình trạng thiếu sáng tự nhiên ở phòng bếp.
  • Độ bền của gạch thủy tinh khá cao, trong trường hợp có lực lớn tác động, gạch cũng không dễ dàng bị nứt vỡ, sứt mẻ hay bị trầy xước.
  • Tính chịu nhiệt của gạch thủy tinh cũng khá tốt, gạch hầu như không hấp thụ nhiệt. Vì vậy độ an toàn cháy nổ trong phòng bếp sẽ cao hơn.
  • Gạch thủy tinh có tính cách âm tốt, đảm bảo tính riêng tư, không bị làm phiền trong sinh hoạt, nấu nướng của gia đình bạn.
  • Sử dụng gạch thủy tinh đem đến tính thẩm mỹ cao, đẹp và hiện đại. Gạch dễ dàng vệ sinh, làm sạch do chống bám bụi hiệu quả, dẫn đến tiết kiệm thời gian, công sức của các thành viên trong gia đình.

 

Bên cạnh đó, gạch thủy tinh cũng có một số nhược điểm, cụ thể như sau:

  • Giá gạch kính tương đối cao so với các loại vật liệu ốp tường bếp khác nên bạn sẽ mất khá nhiều chi phí nếu sử dụng loại vật liệu này.
  • Gạch thủy tinh có các góc, cạnh dễ bị nứt vỡ nên gây hạn chế khi sử dụng.

 

1.4. Gạch đá ốp tường bếp

 

Gạch đá được sản xuất từ bột đá ép (có thể từ đá Thạch anh hoặc đá Hoa cương nghiền mịn, đất sét trắng và chất khoáng). Gạch đá nổi bật với độ cứng, bền nên được ứng dụng rất nhiều trong nội thất nhà ở.

 

Gạch đá ốp tường bếp

Gạch đá ốp tường bếp

 

Về ưu điểm, sử dụng gạch đá ốp tường bếp đem đến những điểm thuận lợi như sau:

  • Gạch đá có độ bền cao, tương đối cứng, khó bể vỡ hay mài mòn sau quá trình sử dụng.
  • Gạch đá có khả năng chống thấm gần như tuyệt đối vì có cấu trúc đặc rắn, phù hợp với nhiều vùng địa hình, khí hậu khác nhau.

 

Về nhược điểm, loại vật liệu ốp tường bếp này có nhược điểm như sau:

  • Gạch đá cực kỳ nặng khiến quá trình thi công ốp tường bếp tương đối khó khăn.
  • Gạch đá có hạn chế khá lớn về mặt thiết kế kiểu dáng hoa văn và màu sắc. Về màu sắc, gạch đá chỉ có 4 tông màu đơn điệu đó là hồng, kem, xanh lá và xám. Gạch đá hầu như không có hoa văn mà chỉ được thiết kế các kiểu bóng, trơn phẳng, hạt mịn, mặt mờ hoặc sần sùi. Vì vậy, sử dụng gạch đá không phù hợp tính đa dạng theo nhu cầu của gia chủ.
  • Giá thành gạch đá tương đối cao. Bên cạnh đó, gạch đá khá cứng nên việc gia công, ốp tường gặp nhiều khó khăn.

 

1.5. Vật liệu gỗ dùng ốp tường bếp

 

Vật liệu gỗ cũng là chất liệu được nhiều hộ gia đình ưa chuộng trong thi công nội thất tường bếp hiện nay. Sử dụng vật liệu gỗ đem đến những ưu điểm như mang lại cảm giác ấm cúng, thân thuộc, gần gũi cho gia đình, đặc biệt là trong mùa đông.

 

Vật liệu gỗ dùng ốp tường bếp

Vật liệu gỗ dùng ốp tường bếp

 

Bên cạnh đó, chất liệu gỗ từ gỗ công nghiệp cho đến tự nhiên cao cấp sẽ có nhiều mức giá và gia đình bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại vật liệu ốp tường bếp phù hợp nhu cầu lẫn tình hình tài chính của mình. Khả năng cách nhiệt, cách âm, trọng lượng nhẹ, dễ gia công lắp đặt cũng là những ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn loại vật liệu này.

 

Về nhược điểm, vật liệu gỗ chống ẩm không tốt và hay bị mối mọt nên khi sử dụng để ốp tường trong thời gian dài nếu không bảo quản kỹ lưỡng sẽ bị giảm chất lượng.

 

1.6. Vật liệu thép không gỉ dùng ốp tường bếp

 

Thép không gỉ (hay còn được gọi là inox) được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực của đời sống, trong đó có kiến trúc.

 

Vật liệu thép không gỉ dùng ốp tường bếp

Vật liệu thép không gỉ dùng ốp tường bếp

 

Đối với thiết kế nhà bếp, phần tường bếp cũng có thể được ốp bằng chất liệu thép không gỉ bởi những ưu điểm sau:

  • Thép không gỉ có khả năng chống cháy khá tốt, đặc biệt là so với các loại chất liệu nguồn gốc kim loại khác. Vì vậy việc sử dụng thép không gỉ ốp tường sẽ làm giảm nguy cơ cháy nổ, bảo vệ phòng bếp của nhà bạn trước những tác nhân gây cháy nổ trong môi trường.
  • Thép không gỉ có độ bền cơ học cao, chịu lực tốt, có tính mềm dẻo linh hoạt nên rất dễ gia công, đặc biệt ở các vị trí góc tường hay những vị trí muốn tạo hình cầu kỳ.
  • Thép không gỉ có tính chống mài mòn tốt nên sản phẩm vẫn giữ được chất lượng sau thời gian sử dụng. Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng khi có nhu cầu.
  • Sử dụng thép không gỉ để ốp tường bếp đem lại hiệu quả cao về mặt tính thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc đa dạng.

 

Đối với nhược điểm, thép không gỉ có chi phí khá cao nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn loại vật liệu ốp tường bếp này.

 

1.7. Tấm nhựa ốp tường bếp

 

Tấm nhựa ốp tường bếp được gia công từ nhựa PVC hoặc composite, có tác dụng trang trí tường bếp và bảo vệ phần tường khỏi những tác nhân gây bẩn, giảm chất lượng như dầu mỡ trong quá trình nấu nướng, bụi bẩn.

 

Tấm nhựa ốp tường bếp

Tấm nhựa ốp tường bếp

 

Ưu điểm của tấm nhựa ốp tường bếp cụ thể như sau:

  • Tấm nhựa có khả năng chống ẩm tốt nên tường nhà bạn tránh bị ẩm mốc sau quá trình sử dụng.
  • Tính chịu nhiệt của tấm nhựa ốp tường bếp cũng khá cao nên tường không bị bong tróc, biến dạng trước những tác nhân nhiệt trong quá trình nấu nướng. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu ốp tường bếp này cũng đảm bảo độ an toàn cháy nổ.
  • Dễ dàng vệ sinh do tấm nhựa có bề mặt phẳng, không bám dầu mỡ, bám bẩn.
  • Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc đem lại nhiều sự lựa chọn thẩm mỹ cho căn bếp của gia đình bạn.
  • Tấm nhựa có mức giá khá mềm, chi phí thi công ốp tường nhựa cũng khá thấp nên cực kỳ thuận lợi cho gia chủ về mặt kinh tế.

 

Về mặt nhược điểm, sử dụng các tấm nhựa ốp tường bếp sẽ hơi khó thi công, tân trang hay thay thế khi có nhu cầu.

 

1.8. Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp

 

Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp hay còn gọi là decal dán tường, thường được thiết kế thành một khối lớn và chỉ cần bóc keo để dán lên tường nhà bếp. Loại vật liệu ốp tường bếp này có ưu điểm là giá thành rẻ hơn các loại vật liệu ốp tường khác như gạch, đá, gỗ…

 

Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp

Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp

 

Tấm decal cũng khá dễ thi công, chỉ cần bóc keo và dán tường nên không cần quá nhiều nhân công để hoàn thiện tường bếp. Ngoài ra trên bề mặt decal được tráng lớp nhôm nên tường có thể chịu nhiệt, chống bám bẩn và dễ dàng vệ sinh, lau chùi, làm sạch.

 

Đối với nhược điểm, tấm ốp bóc và dán lên tường bếp có khả năng chịu nhiệt kém, dễ dàng bị cháy nếu sử dụng nhiệt lớn. Bên cạnh đó, sau quá trình sử dụng, tấm decal có thể bị co mép gây mất tính thẩm mỹ.

 

1.9. Giấy dán tường

 

Giấy dán tường là vật liệu khá quen thuộc, được gia công từ giấy hoặc vải, xốp và thêm nhiều chi tiết hoa văn để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các hộ gia đình.

 

Giấy dán tường

Giấy dán tường

 

Về ưu điểm, giấy dán tường có nhiều ưu điểm như đa dạng về mẫu mã, thiết kế; dễ dàng thi công, vệ sinh sạch sẽ hay thay thế khi cần thiết. Giấy dán tường cũng là vật liệu ốp tường bếp có độ bền khá cao trong phí giá cả cực kỳ rẻ. Ngoài ra, khi thi công dán tường sẽ không có mùi và hoàn toàn an toàn cho gia chủ khi sử dụng.

 

Cũng như tấm ốp bóc và dán lên tường bếp, giấy dán tường có khả năng chịu nhiệt kém. Sử dụng giấy dán tường sau thời gian dài sẽ dễ xảy ra trường hợp các góc dán bị co mép, mất keo gây giảm tính thẩm mỹ. Một số loại giấy dán tường dễ bị bẩn, ố vàng sau quá trình nấu nướng.

 

1.10. Sơn bảng đen lên tường bếp

 

Việc sơn tường nhà bằng sơn bảng đen trở thành một xu hướng thi công thiết kế nhà bếp khá được ưa chuộng hiện nay. Với việc sơn tường thành một tấm bảng viết phấn, bạn có thể thỏa sức trang trí các hoa văn, họa tiết theo ý muốn lên không gian tường bếp.

 

Sơn bảng đen lên tường bếp

Sơn bảng đen lên tường bếp

 

Ngoài ra, việc sơn tường đen giúp che được những vết bẩn, vết ố vàng do quá trình nấu nướng mang lại và chống nấm mốc hiệu quả. Việc vệ sinh tường sơn bảng đen cũng được thực hiện một cách dễ dàng chỉ với khăn lau.

 

Về nhược điểm, nếu tường bếp nhà bạn không được mịn thì quá trình sơn sẽ dễ làm lộ khuyết điểm. Hơn nữa, giá thành sơn tường khá cao cũng như yêu cầu tính tỉ mỉ, kỹ thuật sơn của thợ thi công.

 

2. Lưu ý khi lựa chọn vật liệu ốp tường bếp phù hợp

 

Trước khi lựa chọn vật liệu ốp tường bếp, gia chủ cần phải chú ý một số yếu tố như sau:

  • Chi phí: Tùy vào điều kiện ngân sách của gia đình, diện tích ốp tường, đơn giá tham khảo trên thị trường để lựa chọn vật liệu ốp phù hợp.
  • Vị trí, diện tích ốp tường bếp: Trước khi lựa chọn vật liệu, bạn phải xác định vị trí ốp tường là sau bồn rửa hay vị trí bếp, diện tích ốp để chọn chủng loại vật liệu cho phù hợp.
  • Chú ý đến yếu tố màu sắc nội thất bếp: Khi chọn vật liệu bạn nên chọn những chất liệu có kiểu dáng, màu sắc hài hòa với tông màu chung của nhà bếp. Những căn bếp có diện tích nhỏ thì bạn nên chọn vật liệu có tông màu sáng để tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát cho phòng bếp.
  • Phong cách nội thất: Đối với mỗi phong cách nội thất nhà bếp thì sẽ có yêu cầu riêng về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng đồ nội thất. Tùy theo phong cách bếp là cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại, bạn sẽ lựa chọn vật liệu ốp tường bếp cho phù hợp.
  • Mục đích: Tùy vào việc bạn sử dụng vật liệu ốp tường là để trang trí hay bảo vệ là chủ yếu thì sẽ lựa chọn chất liệu cho phù hợp.

 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về những vật liệu ốp tường bếp đa dạng và phong phú.

 

 

Từ những lựa chọn mang phong cách cổ điển, truyền thống như gạch men, đá đến những vật liệu hiện đại và sáng tạo như gạch thủy tinh, nhựa hay tấm ốp bóc và dán tường bếp, mỗi vật liệu đều sẽ có những ưu lẫn nhược điểm riêng, mang đến cho căn bếp của bạn một vẻ đẹp và cá tính riêng biệt.

 

 

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn vật liệu ốp tường phù hợp với phong cách và sở thích của gia đình để tạo nên không gian bếp tuyệt vời và ấn tượng nhé.

 

Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !  

>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

10 vật liệu ốp tường bếp

Thursday, September 7, 2023

Những vật liệu ốp tường bếp là yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà bếp vì góp phần tăng tính thẩm mỹ, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu ốp tường sẽ giúp bảo vệ, giữ cho tường nhà bạn luôn sạch đẹp.

 

Tùy thuộc vào sở thích và phong cách của mỗi nhà, có khá nhiều lựa chọn vật liệu ốp tường từ truyền thống đến hiện đại, thanh lịch đến độc đáo, sáng tạo. Với bài viết này, Mộc Tinh Hoa sẽ giới thiệu đến bạn 10 loại vật liệu ốp tường bếp cùng những ưu, nhược điểm của từng loại.

 

1. Các vật liệu ốp tường bếp phổ biến hiện nay

 

Việc tìm hiểu ưu, nhược điểm các vật liệu ốp tường bếp sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho một không gian bếp hoàn hảo theo ý định bản thân. Có khá nhiều vật liệu ốp tường bếp, sau đây là 10 loại được đánh giá cao và phổ biến trên thị trường hiện nay:

 

1.1. Gạch men ốp tường bếp

 

Gạch men là loại vật liệu tương đối truyền thống, quen thuộc, xuất hiện từ khá lâu và được ứng dụng khá nhiều tại các nước Châu Âu. Những năm gần đây, sử dụng gạch men ốp tường bếp dần trở thành trào lưu được nhiều người Việt yêu thích.

 

Gạch men ốp tường bếp

Gạch men ốp tường bếp

 

Bên cạnh đó, nếu là những người yêu phong cách hoài cổ, cổ điển, gia đình bạn có thể sử dụng một bộ gạch men để tạo nên một bức tranh trên tường bếp.

 

Về ưu điểm của gạch men ốp tường bếp:

  • Phù hợp với nhiều kiểu phong cách thiết kế nội thất: Đối với loại vật liệu ốp tường bếp này, tùy thuộc từng bộ gạch mà bạn có thể phối với một phong cách bếp khác nhau như cổ điển, tân cổ điển, sang trọng hay hiện đại. Bên cạnh đó, vì khá được ưa chuộng tại Châu Âu nên sử dụng bộ gạch men ốp tường cũng là một phong cách thiết kế nội thất xu thế hiện nay.
  • Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước và màu sắc: Gạch men được in hoa văn, tráng men và nung ở nhiệt độ cao nên có nhiều màu sắc, nhiều kiểu. Gạch men cũng được gia công thành nhiều hình dạng, kích thước nên rất dễ ứng dụng.
  • Có độ bền cao: Gạch men thường có độ bền rất cao, tuổi thọ gạch men lên đến 20 năm và chống mài mòn, chống ố, chống nước tốt.
  • Dễ dàng vệ sinh và ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc.
  • Chi phí thấp so với các loại chất liệu ốp tường khác trên thị trường hiện nay.

 

Về nhược điểm của chất liệu gạch men này:

  • Gạch men có khả năng hút và giữ nhiệt kém vì vậy khi thời tiết lạnh thì không gian nhà bếp của gia đình bạn sẽ trở nên lạnh lẽo.
  • Gạch men có trọng lượng lớn và tương đối cứng nên việc thi công gặp nhiều khó khăn.

 

1.2. Gạch sứ ốp tường bếp

 

Trông khá giống với gạch men, gạch sứ hay gạch gốm là loại gạch được gia công từ sứ hay gốm với độ đặc hơn, ít xốp hơn.

 

Gạch sứ ốp tường bếp

Gạch sứ ốp tường bếp

 

Khi sử dụng để ốp khu vực tường bếp, sử dụng gạch sứ đem lại những ưu và nhược điểm như:

 

Ưu điểm của gạch sứ ốp tường bếp:

  • Gạch sứ là loại vật liệu ốp tường bếp có độ cứng cao, độ bền đứt gãy cao hơn so với các loại gạch ốp tường.
  • Gạch sứ với công nghệ sản xuất hiện đại đem đến tính chống sứt mẻ, trầy xước cao hơn, đặc biệt phù hợp với không gian tường nhà bếp thường xuyên xảy ra các hoạt động nấu nướng.
  • Tính chống bám bẩn của gạch sứ tương đối cao, ốp tường phòng bếp bằng gạch sứ sẽ giúp bảo vệ tường bếp khỏi các tác nhân gây bẩn, ố màu từ môi trường, giữ cho tường bếp luôn sạch đẹp.
  • Mẫu mã, màu sắc gạch sứ tương đối đa dạng, đem lại cảm giác sang trọng, hiện đại cho khu vực tường bếp.

 

Nhược điểm của gạch sứ ốp tường bếp:

  • Gạch sứ tương đối nặng nên khiến quá trình ốp tường bếp và hoàn thiện các chi tiết hơi khó khăn một chút.

 

1.3. Gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp

 

Gạch kính là loại vật liệu ốp tường bếp đang dần trở nên phổ biến và được ứng dụng nhiều hiện nay vì có nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ cho thiết kế nội thất tường bếp.

 

Gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp

Gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp

 

Về ưu điểm của gạch thủy tinh (gạch kính) ốp tường bếp:

  • Gạch thủy tinh có lợi thế là lấy sáng một cách tự nhiên: Bởi vì được cấu tạo từ chất liệu kính, gạch thủy tinh có tính chất khúc xạ và phản chiếu ánh sáng. Vì vậy trong trường hợp không gian thiếu ánh sáng tự nhiên, gạch thủy tinh sẽ giúp hội tụ ánh sáng và khắc phục tình trạng thiếu sáng tự nhiên ở phòng bếp.
  • Độ bền của gạch thủy tinh khá cao, trong trường hợp có lực lớn tác động, gạch cũng không dễ dàng bị nứt vỡ, sứt mẻ hay bị trầy xước.
  • Tính chịu nhiệt của gạch thủy tinh cũng khá tốt, gạch hầu như không hấp thụ nhiệt. Vì vậy độ an toàn cháy nổ trong phòng bếp sẽ cao hơn.
  • Gạch thủy tinh có tính cách âm tốt, đảm bảo tính riêng tư, không bị làm phiền trong sinh hoạt, nấu nướng của gia đình bạn.
  • Sử dụng gạch thủy tinh đem đến tính thẩm mỹ cao, đẹp và hiện đại. Gạch dễ dàng vệ sinh, làm sạch do chống bám bụi hiệu quả, dẫn đến tiết kiệm thời gian, công sức của các thành viên trong gia đình.

 

Bên cạnh đó, gạch thủy tinh cũng có một số nhược điểm, cụ thể như sau:

  • Giá gạch kính tương đối cao so với các loại vật liệu ốp tường bếp khác nên bạn sẽ mất khá nhiều chi phí nếu sử dụng loại vật liệu này.
  • Gạch thủy tinh có các góc, cạnh dễ bị nứt vỡ nên gây hạn chế khi sử dụng.

 

1.4. Gạch đá ốp tường bếp

 

Gạch đá được sản xuất từ bột đá ép (có thể từ đá Thạch anh hoặc đá Hoa cương nghiền mịn, đất sét trắng và chất khoáng). Gạch đá nổi bật với độ cứng, bền nên được ứng dụng rất nhiều trong nội thất nhà ở.

 

Gạch đá ốp tường bếp

Gạch đá ốp tường bếp

 

Về ưu điểm, sử dụng gạch đá ốp tường bếp đem đến những điểm thuận lợi như sau:

  • Gạch đá có độ bền cao, tương đối cứng, khó bể vỡ hay mài mòn sau quá trình sử dụng.
  • Gạch đá có khả năng chống thấm gần như tuyệt đối vì có cấu trúc đặc rắn, phù hợp với nhiều vùng địa hình, khí hậu khác nhau.

 

Về nhược điểm, loại vật liệu ốp tường bếp này có nhược điểm như sau:

  • Gạch đá cực kỳ nặng khiến quá trình thi công ốp tường bếp tương đối khó khăn.
  • Gạch đá có hạn chế khá lớn về mặt thiết kế kiểu dáng hoa văn và màu sắc. Về màu sắc, gạch đá chỉ có 4 tông màu đơn điệu đó là hồng, kem, xanh lá và xám. Gạch đá hầu như không có hoa văn mà chỉ được thiết kế các kiểu bóng, trơn phẳng, hạt mịn, mặt mờ hoặc sần sùi. Vì vậy, sử dụng gạch đá không phù hợp tính đa dạng theo nhu cầu của gia chủ.
  • Giá thành gạch đá tương đối cao. Bên cạnh đó, gạch đá khá cứng nên việc gia công, ốp tường gặp nhiều khó khăn.

 

1.5. Vật liệu gỗ dùng ốp tường bếp

 

Vật liệu gỗ cũng là chất liệu được nhiều hộ gia đình ưa chuộng trong thi công nội thất tường bếp hiện nay. Sử dụng vật liệu gỗ đem đến những ưu điểm như mang lại cảm giác ấm cúng, thân thuộc, gần gũi cho gia đình, đặc biệt là trong mùa đông.

 

Vật liệu gỗ dùng ốp tường bếp

Vật liệu gỗ dùng ốp tường bếp

 

Bên cạnh đó, chất liệu gỗ từ gỗ công nghiệp cho đến tự nhiên cao cấp sẽ có nhiều mức giá và gia đình bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại vật liệu ốp tường bếp phù hợp nhu cầu lẫn tình hình tài chính của mình. Khả năng cách nhiệt, cách âm, trọng lượng nhẹ, dễ gia công lắp đặt cũng là những ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn loại vật liệu này.

 

Về nhược điểm, vật liệu gỗ chống ẩm không tốt và hay bị mối mọt nên khi sử dụng để ốp tường trong thời gian dài nếu không bảo quản kỹ lưỡng sẽ bị giảm chất lượng.

 

1.6. Vật liệu thép không gỉ dùng ốp tường bếp

 

Thép không gỉ (hay còn được gọi là inox) được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực của đời sống, trong đó có kiến trúc.

 

Vật liệu thép không gỉ dùng ốp tường bếp

Vật liệu thép không gỉ dùng ốp tường bếp

 

Đối với thiết kế nhà bếp, phần tường bếp cũng có thể được ốp bằng chất liệu thép không gỉ bởi những ưu điểm sau:

  • Thép không gỉ có khả năng chống cháy khá tốt, đặc biệt là so với các loại chất liệu nguồn gốc kim loại khác. Vì vậy việc sử dụng thép không gỉ ốp tường sẽ làm giảm nguy cơ cháy nổ, bảo vệ phòng bếp của nhà bạn trước những tác nhân gây cháy nổ trong môi trường.
  • Thép không gỉ có độ bền cơ học cao, chịu lực tốt, có tính mềm dẻo linh hoạt nên rất dễ gia công, đặc biệt ở các vị trí góc tường hay những vị trí muốn tạo hình cầu kỳ.
  • Thép không gỉ có tính chống mài mòn tốt nên sản phẩm vẫn giữ được chất lượng sau thời gian sử dụng. Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng khi có nhu cầu.
  • Sử dụng thép không gỉ để ốp tường bếp đem lại hiệu quả cao về mặt tính thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc đa dạng.

 

Đối với nhược điểm, thép không gỉ có chi phí khá cao nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn loại vật liệu ốp tường bếp này.

 

1.7. Tấm nhựa ốp tường bếp

 

Tấm nhựa ốp tường bếp được gia công từ nhựa PVC hoặc composite, có tác dụng trang trí tường bếp và bảo vệ phần tường khỏi những tác nhân gây bẩn, giảm chất lượng như dầu mỡ trong quá trình nấu nướng, bụi bẩn.

 

Tấm nhựa ốp tường bếp

Tấm nhựa ốp tường bếp

 

Ưu điểm của tấm nhựa ốp tường bếp cụ thể như sau:

  • Tấm nhựa có khả năng chống ẩm tốt nên tường nhà bạn tránh bị ẩm mốc sau quá trình sử dụng.
  • Tính chịu nhiệt của tấm nhựa ốp tường bếp cũng khá cao nên tường không bị bong tróc, biến dạng trước những tác nhân nhiệt trong quá trình nấu nướng. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu ốp tường bếp này cũng đảm bảo độ an toàn cháy nổ.
  • Dễ dàng vệ sinh do tấm nhựa có bề mặt phẳng, không bám dầu mỡ, bám bẩn.
  • Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc đem lại nhiều sự lựa chọn thẩm mỹ cho căn bếp của gia đình bạn.
  • Tấm nhựa có mức giá khá mềm, chi phí thi công ốp tường nhựa cũng khá thấp nên cực kỳ thuận lợi cho gia chủ về mặt kinh tế.

 

Về mặt nhược điểm, sử dụng các tấm nhựa ốp tường bếp sẽ hơi khó thi công, tân trang hay thay thế khi có nhu cầu.

 

1.8. Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp

 

Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp hay còn gọi là decal dán tường, thường được thiết kế thành một khối lớn và chỉ cần bóc keo để dán lên tường nhà bếp. Loại vật liệu ốp tường bếp này có ưu điểm là giá thành rẻ hơn các loại vật liệu ốp tường khác như gạch, đá, gỗ…

 

Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp

Tấm ốp bóc và dán lên tường bếp

 

Tấm decal cũng khá dễ thi công, chỉ cần bóc keo và dán tường nên không cần quá nhiều nhân công để hoàn thiện tường bếp. Ngoài ra trên bề mặt decal được tráng lớp nhôm nên tường có thể chịu nhiệt, chống bám bẩn và dễ dàng vệ sinh, lau chùi, làm sạch.

 

Đối với nhược điểm, tấm ốp bóc và dán lên tường bếp có khả năng chịu nhiệt kém, dễ dàng bị cháy nếu sử dụng nhiệt lớn. Bên cạnh đó, sau quá trình sử dụng, tấm decal có thể bị co mép gây mất tính thẩm mỹ.

 

1.9. Giấy dán tường

 

Giấy dán tường là vật liệu khá quen thuộc, được gia công từ giấy hoặc vải, xốp và thêm nhiều chi tiết hoa văn để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các hộ gia đình.

 

Giấy dán tường

Giấy dán tường

 

Về ưu điểm, giấy dán tường có nhiều ưu điểm như đa dạng về mẫu mã, thiết kế; dễ dàng thi công, vệ sinh sạch sẽ hay thay thế khi cần thiết. Giấy dán tường cũng là vật liệu ốp tường bếp có độ bền khá cao trong phí giá cả cực kỳ rẻ. Ngoài ra, khi thi công dán tường sẽ không có mùi và hoàn toàn an toàn cho gia chủ khi sử dụng.

 

Cũng như tấm ốp bóc và dán lên tường bếp, giấy dán tường có khả năng chịu nhiệt kém. Sử dụng giấy dán tường sau thời gian dài sẽ dễ xảy ra trường hợp các góc dán bị co mép, mất keo gây giảm tính thẩm mỹ. Một số loại giấy dán tường dễ bị bẩn, ố vàng sau quá trình nấu nướng.

 

1.10. Sơn bảng đen lên tường bếp

 

Việc sơn tường nhà bằng sơn bảng đen trở thành một xu hướng thi công thiết kế nhà bếp khá được ưa chuộng hiện nay. Với việc sơn tường thành một tấm bảng viết phấn, bạn có thể thỏa sức trang trí các hoa văn, họa tiết theo ý muốn lên không gian tường bếp.

 

Sơn bảng đen lên tường bếp

Sơn bảng đen lên tường bếp

 

Ngoài ra, việc sơn tường đen giúp che được những vết bẩn, vết ố vàng do quá trình nấu nướng mang lại và chống nấm mốc hiệu quả. Việc vệ sinh tường sơn bảng đen cũng được thực hiện một cách dễ dàng chỉ với khăn lau.

 

Về nhược điểm, nếu tường bếp nhà bạn không được mịn thì quá trình sơn sẽ dễ làm lộ khuyết điểm. Hơn nữa, giá thành sơn tường khá cao cũng như yêu cầu tính tỉ mỉ, kỹ thuật sơn của thợ thi công.

 

2. Lưu ý khi lựa chọn vật liệu ốp tường bếp phù hợp

 

Trước khi lựa chọn vật liệu ốp tường bếp, gia chủ cần phải chú ý một số yếu tố như sau:

  • Chi phí: Tùy vào điều kiện ngân sách của gia đình, diện tích ốp tường, đơn giá tham khảo trên thị trường để lựa chọn vật liệu ốp phù hợp.
  • Vị trí, diện tích ốp tường bếp: Trước khi lựa chọn vật liệu, bạn phải xác định vị trí ốp tường là sau bồn rửa hay vị trí bếp, diện tích ốp để chọn chủng loại vật liệu cho phù hợp.
  • Chú ý đến yếu tố màu sắc nội thất bếp: Khi chọn vật liệu bạn nên chọn những chất liệu có kiểu dáng, màu sắc hài hòa với tông màu chung của nhà bếp. Những căn bếp có diện tích nhỏ thì bạn nên chọn vật liệu có tông màu sáng để tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát cho phòng bếp.
  • Phong cách nội thất: Đối với mỗi phong cách nội thất nhà bếp thì sẽ có yêu cầu riêng về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng đồ nội thất. Tùy theo phong cách bếp là cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại, bạn sẽ lựa chọn vật liệu ốp tường bếp cho phù hợp.
  • Mục đích: Tùy vào việc bạn sử dụng vật liệu ốp tường là để trang trí hay bảo vệ là chủ yếu thì sẽ lựa chọn chất liệu cho phù hợp.

 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về những vật liệu ốp tường bếp đa dạng và phong phú.

 

 

Từ những lựa chọn mang phong cách cổ điển, truyền thống như gạch men, đá đến những vật liệu hiện đại và sáng tạo như gạch thủy tinh, nhựa hay tấm ốp bóc và dán tường bếp, mỗi vật liệu đều sẽ có những ưu lẫn nhược điểm riêng, mang đến cho căn bếp của bạn một vẻ đẹp và cá tính riêng biệt.

 

 

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn vật liệu ốp tường phù hợp với phong cách và sở thích của gia đình để tạo nên không gian bếp tuyệt vời và ấn tượng nhé.

 

Để lại bình luận của bạn