Bếp nấu là nơi giữ lửa mỗi gia đình. Một căn bếp tiện nghi, hợp lý sẽ giúp công việc nội trợ của chị em diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với những ngôi nhà ống có diện tích hẹp, làm thế nào để thiết kế phòng bếp sao cho hợp lý? Bằng 15 năm kinh nghiệm, Mộc Tinh Hoa sẽ tổng hợp 20 mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống để chị em tham khảo.
I. Những đặc điểm nổi bật của nhà ống
Ngày nay, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những kiến trúc nhà ống bắt mắt và hiện đại. Để lắp đặt tủ bếp đẹp cho nhà ống, ta cần nắm bắt rõ những ưu, nhược điểm trong thiết kế này. Nhà ống có những nhược điểm sau:
- Bề ngang hẹp
- Thiếu không gian mở cửa sổ
- Diện tích bé, dễ bị thiếu ánh sáng và bí bách, ngột ngạt
Tuy nhiên, nhà ống cũng có ưu điểm là tương đối sâu, chiều dài lớn. Vì diện tích có nhiều hạn chế nên nội thất nhà ống được ưu tiên thiết kế đơn giản, quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Nếu được bố trí nội thất một cách khéo léo và hợp lý, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên rộng rãi và tiện nghi hơn.
II. Lưu ý khi thiết kế phòng bếp cho nhà ống
Khi thiết kế phòng bếp nói riêng và các phòng chức khác nói chung, bạn cần phải lưu ý bố trí nội thất sao cho hợp phong thủy. Khi thiết kế phòng bếp cho nhà ống, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:
1. Hướng tủ bếp
Khi thiết kế tủ bếp cho nhà ống bạn cần lưu ý:
- Không nên thiết kế tủ bếp hướng thẳng ra cửa chính. Căn bếp trong nhà thuộc hành Hỏa. Nếu đặt bếp vị trí này thì gia chủ rất dễ nóng nảy. Vì vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hóa khí trong nhà, ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.
- Không nên đặt tủ bếp ngược hướng cửa chính. Bởi đặt tủ bếp hướng này sẽ khiến dòng khí nóng bay ngược ra phòng khách, cản trở sinh khí trong ngôi nhà.
- Không nên đặt bếp nấu đối diện nhà vệ sinh. Điều này không hợp vệ sinh, phong thủy, gây nên những mùi tạp uế.
2. Lựa chọn nội thất hợp lý
Nhà ống có bề ngang tương đối hẹp, mở rộng về chiều sâu. Vì vậy, bạn nên lắp đặt tủ bếp thiết kế chữ L hoặc I. Thiết kế này sẽ giúp cho khu vực nấu nướng thông thoáng, tiết kiệm diện tích hơn. Đặc biệt thiết kế chữ L sẽ tận dụng được góc chết trong phòng, nâng cao không gian lưu trữ đồ dùng.
Đối với chất liệu nội thất, bạn có thể tham khảo mẫu tủ bếp gỗ MDF lõi xanh phủ Acrylic An Cường. Bề mặt nhẵn, bóng của lớp phủ Acrylic sẽ tạo cảm giác bếp nấu sáng và thoáng hơn. Đồng thời, tủ bếp MDF Acrylic sẽ mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho căn bếp.
Tủ bếp gỗ MDF Acrylic hiện đại cho không gian bếp nhỏ
Tủ bếp Acrylic chữ I tuyệt đẹp cho nhà ống hiện đại
Cuối cùng, bạn nên bố trí bàn ăn sao cho hợp lý. Vị trí bàn ăn không nên để đối diện cửa ra vào, đối diện bàn thờ, cạnh nhà vệ sinh hay đặt dưới dầm nhà. Gia chủ có thể lựa chọn kiểu dáng bàn ăn hình vuông, hình tròn, elip. Tránh những hình dạng có góc nhọn bởi chúng không tốt cho gia chủ.
III. Các mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống
Như vậy, nhà ống cũng có những ưu điểm riêng biệt. Vậy, làm thế nào để thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống? Trong suốt 15 năm phục vụ khách hàng trên toàn quốc, Mộc Tinh Hoa đã tham gia hàng triệu dự án lớn, nhỏ với yêu cầu khác nhau. Bằng kinh nghiệm vững vàng, chúng tôi sẽ tổng hợp các mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống dưới đây. Quý vị có thể tham khảo và áp dụng cho chính mái ấm của mình.
1. Nhà bếp liền kề bàn ăn
Để tối ưu hóa diện tích, nhiều gia đình đã tích hợp bếp nấu với khu vực ăn uống làm một. Bằng cách bố trí khoa học, phòng bếp trở nên gọn gàng, đầy đủ và tiện nghi. Ví dụ như những mẫu nhà bếp liền kề bàn ăn dưới đây:
Phòng bếp đẹp, hiện đại cho nhà ống
Thiết kế bếp nấu tích hợp bàn ăn tiện dụng
Phòng bếp gọn gàng cho căn hộ nhỏ
Phòng bếp đẹp cho nhà ống
Phòng bếp màu trắng trang nhã, thanh lịch
Tủ bếp cùng nội thất vân gỗ màu nâu là điểm nhấn tuyệt vời
Phòng bếp cho nhà ống đẹp
Bếp nấu tích hợp phòng ăn tiện nghi
Phòng bếp nhà ống theo phong cách Bắc Âu
2. Nhà bếp thông với phòng khách
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo những mẫu nhà bếp mở. Chúng được thiết kế thông với phòng khách, tối ưu hóa diện tích. Bằng thiết kế tài tình, bố trí nội thất khoa học, các khu vực vẫn giữ sự riêng biệt. Không gian nhà ống trở nên đẹp và gọn hơn.
Bếp nấu thiết kế mở, thông với phòng khách
Đảo bếp và vách ngăn tường phân chia hiệu quả 2 khu vực nấu nướng và tiếp khách. Nhờ vậy, nhà ống cũng được tối ưu hóa diện tích hơn.
Nội thất nhà bếp và phòng khách được sắp xếp khoa học, tinh tế
Vách ngăn gỗ phân chia 2 gian phòng hiệu quả
Nhà ống sang thanh lịch, hiện đại
Vách ngăn và kệ tủ giúp phòng bếp và khu vực tiếp khách trở nên riêng tư hơn
Thiết kế bếp thông với phòng khách sang trọng
Bố trí nội thất khoa học giúp tận dụng không gian tối đa
Bằng thiết kế này, nhà ống vẫn đảm bảo tiện nghi và hiện đại
Với 20 mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống, bạn có thể tận dụng mọi không gian, bất chấp kích thước ngôi nhà bạn dù lớn hay nhỏ. Hy vọng, đây sẽ là gợi ý hữu ích giúp bạn tìm thêm giải pháp thiết kế cho những căn nhà ống có bề ngang hẹp. Để được hỗ trợ tư vấn thêm về cách thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống, vui lòng liên hệ qua số hotline 0966 923 451. Mộc Tinh Hoa sẽ tư vấn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !
>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng