Tiếp nối series “Tư vấn chọn mua bếp từ” hoàn hảo cho không gian bếp, Mộc Tinh Hoa sẽ cung cấp thêm những yêu cầu quan trọng. Trong “Tư vấn chọn bếp từ (phần 2)”, chúng tôi sẽ đưa ra những tính năng quan trọng cần có trong thiết bị. Đồng thời, bằng 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cũng đưa ra những lưu ý và điểm quan trọng khác khi sử dụng bếp từ cao cấp.
I. Những tính năng quan trọng bếp từ
Để cung cấp các giải pháp nấu nướng hiệu quả, tối ưu, bếp từ được nhãn hàng cung cấp thêm các tính năng hữu ích. Mỗi loại bếp sẽ có những tổ hợp tính năng khác nhau. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ gọi tên những tính năng phổ biến, thường thấy. Tùy vào nhu cầu nấu nướng, bạn có thể lựa chọn sản phẩm có những tính năng phù hợp,
1. Cài đặt hẹn giờ
Đa phần, các dòng sản phẩm bếp từ cao cấp hiện nay đều có cài đặt hẹn giờ. Chức năng này tương đối hữu ích khi bạn muốn hâm nóng hoặc đun sôi thức ăn mà không lo bị trào, cạn, cháy. Chỉ cần thực hiện vài thao tác trên bảng điều khiển, bạn có thể cài đặt thời gian nấu nướng như ý.
Sau khi hết thời gian cài đặt, bếp từ sẽ tự động tắt. Việc này sẽ giúp thiết bị tiết kiệm điện hơn và tránh rủi ro đáng tiếc.
Về mặt lý thuyết, một chiếc bếp từ có thể cài đặt thời gian nấu từ 1-170 phút. Dĩ nhiên, mỗi dòng sẽ có gia hạn thời gian cài đặt khác nhau. Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa.
2. Cài đặt nấu ăn tự động
Một số dòng sản phẩm bếp từ có menu nấu ăn được cài đặt trước. Theo đó, khi thực hiện các thao tác, bếp từ cho phép bạn thiết lập trước nhiệt độ, thời gian nấu chính xác. Cài cài đặt bao gồm: nướng, xào, luộc, nấu cơm, chiên, tan chảy phomai,...
Những tính năng này rất tiện dụng, tiết kiệm thời gian nấu nướng. Đồng thời, chúng cung cấp giải pháp làm chín hiệu quả, chính xác đối với từng loại món ăn.
3. Hiển thị điện áp và năng lượng tiêu thụ
Bên cạnh cài đặt hẹn giờ, bếp từ còn hiển thị điện áp và năng lượng tiêu thụ. Nó giúp bạn biết được chính xác lượng điện bếp đang sử dụng.
4. Tự nhận diện nồi, chảo
Các dòng bếp từ hiện nay có tính năng nhận diện nồi, chảo tự động. Cụ thể là khi đặt nồi, chảo lên vùng nấu, bếp sẽ tự động nhận diện và cho phép kích hoạt. Ngược lại, khi nhấc nồi, chảo ra, bếp sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.
Một số loại bếp từ khi đưa nồi chảo ra khỏi vùng nấu, bếp sẽ dừng và có biểu tượng xuất hiện. Khi bạn đặt lại nồi, chảo vào, quá trình nấu sẽ lại tiếp tục với các mức cài đặt như trước.
5. Cảm biến an toàn
Một số thiết bị có cảm biến an toàn, theo dõi nhiệt độ đáy nồi, chảo. Điều giúp cho khi đặt dụng cụ nấu trống rỗng lên, bếp sẽ tự điều chỉnh công suất và nhiệt độ đủ để làm nóng mà không gây hư hại nồi, chảo, mặt kính.
Ngày nay, một số dòng bếp từ cao cấp còn có thể điều khiển được thông qua smartphone nhờ mạng lưới wifi trong nhà.
6. Tự động ngắt
Đây là tính năng an toàn của bếp từ. Khi dụng cụ nấu quá nhiệt, bếp sẽ tự động ngắt để ngăn chặn cháy, nổ.
Nếu dụng cụ nấu không tương thích, bếp không hoạt động và báo lỗi. Sau một khoảng thời gian ngắn, bếp từ sẽ tự ngắt để tiết kiệm điện. Một số bếp từ bạn có thể nghe thấy tiếng bíp. Một số loại khác sẽ biết thị ngắt bằng cách nhấp nháy màn hình rồi mới tắt.
7. Khóa trẻ em
Hầu hết các dòng bếp từ đều được thiết lập tính năng an toàn và khóa trẻ em. Chức năng này cho phép bạn có thể khóa bếp trong quá trình sử dụng. Đồng thời, bạn có thể bật chức năng này trong quá trình vệ sinh mặt bếp để đảm bảo an toàn.
Trong quá trình nấu nướng, khi bật chức năng khóa trẻ em, bếp vẫn sẽ hoạt động. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể thực hiện các thao tác thay đổi cài đặt chức năng, nhiệt độ,... Trên bảng điều khiển lúc này chỉ có duy nhất nút nguồn là có thể hoạt động được. Điều này đặc biệt phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, dễ táy máy thay đổi cài đặt bếp trong quá trình nấu.
8. Tự ngắt an toàn
Đa phần các sản phẩm bếp từ cao cấp đều có tính năng tự ngắt an toàn. Nếu được bật trong một thời gian dài mà nhiệt độ không thay đổi, vùng nấu sẽ tự ngắt.
Khoảng thời gian để vùng nấu tự ngắt phụ thuộc vào cài đặt nhiệt độ hoạt động lúc đó. Nếu cài đặt nhiệt độ càng thấp thì vùng nấu sẽ hoạt động càng lâu.
Ví dụ, một số món ăn cần được hầm trong nhiều giờ. Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi thực phẩm. Sau đó, hãy cài đặt hầm món ăn ở nhiệt độ thấp, một số mặt bếp vẫn có thể hoạt động lên đến 10 tiếng. Mặt khác, nếu bạn để nhiệt độ cao nhất đun trong thời gian dài, bếp từ chỉ có thể hoạt động trong vòng 1- 1,5 tiếng. Sau đó, bếp sẽ tự ngắt.
9. Tự động làm nóng
Một tính năng khác cũng rất tiện dụng mà nhiều sản phẩm bếp từ có là tính năng tự động làm nóng. Với tính năng này, bếp từ sẽ tự động cài đặt mức nhiệt cao hơn để nấu chín thực phẩm hiệu quả. Sau đó, bếp từ sẽ tự động hạ nhiệt sau 1 thời gian nhất định.
Ví dụ như tính năng nấu cơm, trước tiên, bếp sẽ cho phép đun ở nhiệt độ cao để sôi nước nhanh chóng. Sau đó, vùng nấu sẽ hạ nhiệt để hạt cơm có thời gian đủ chín và dẻo.
10. Booster
Booster là chức năng phổ biến mà mất kỳ dòng sản phẩm bếp từ cao cấp nào hiện nay đều có. Đây là chức năng làm nóng tăng cường. Khi cài đặt chế độ booster, vùng nấu sẽ tăng thêm công suất mạnh mẽ, rút ngắn thời gian đun sôi xuống chỉ còn vài phút. Sau 1 thời gian ngắn, vùng nấu sẽ tự động hạ nhiệt để chống tràn và đảm bảo an toàn.
11. Kiểm soát tràn
Trong trường hợp nước và thức ăn bị tràn ra bảng điều khiển, cảm ứng từ sẽ báo tiếng bíp và tự động ngắt. Tính năng này để bảo vệ bếp khỏi hiện tượng tràn nước. Trong những trường hợp như vậy, bạn chỉ cần lau sạch mặt bếp và khởi động lại, đun nấu bình thường.
12. Hiển thị nhiệt dư
Sau khi nấu nướng, mặt bếp sẽ tương đối nóng, nhất là ở vùng nấu. Vì vậy, nhiều sản phẩm có cài đặt cảnh báo nhiệt dư. Theo đó, khi mặt bếp nóng trên 65 độ C, màn hình hiển thị sẽ hiện lên chữ H. Như vậy, người dùng có thể biết được là mặt bếp đang tương đối nóng, đợi khi chữ H mất đi mới vệ sinh, lau chùi, tránh bị bỏng và tai nạn đáng tiếc.
13. Tính năng tạm dừng.
Một số sản phẩm bếp từ có cài đặt tính năng tạm dừng. Chức năng này cho phép bạn có thể tạm dừng trong quá trình nấu để làm việc khác. Sau khi xong xuôi, chỉ cần ấn lại, bếp sẽ hoạt động với các tính năng, nhiệt độ, cài đặt nguyên vẹn lúc trước.
14. Hâm nóng thức ăn
Một số dòng bếp từ có chế độ hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 65, 75, 85 độ C. Chúng phù hợp với những món ăn xào, nhiều dầu mỡ, cần duy trì độ ấm, nóng mà không lo bị cạn, cháy.
II. Một số lưu ý khi sử dụng bếp từ
1. Bếp từ cần nồi, chảo riêng biệt
Không phải nồi, chảo, dụng cụ nấu nướng nào cũng có thể sử dụng được trên bếp từ.
Vì nguyên lý làm việc tương đối phức tạp, bếp từ chỉ hoạt động với các loại nồi, chảo có đáy nhiễm từ tính. Theo đó, mặt đáy dụng cụ nấu nướng cần phẳng, có thể nhiễm từ. Để kiểm tra, bạn có thể đặt một thỏi nam châm vào đáy nồi xem nó có hút hay không. Nếu đáy nồi hút nam châm, dụng cụ nấu nướng này có thể tương thích với bếp từ.
Một số chất liệu nồi, chảo tương thích như bếp từ như sản phẩm có đáy bằng thép không gỉ, gang, gang tráng men,... Những dụng cụ có đáy bằng đồng, nhôm, thủy tinh, gốm, sứ không dùng được cho bếp từ. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng bộ chuyển đổi tần số cao. Đó là những tấm kim loại bằng sắt có thể làm vật trung gian truyền nhiệt từ mặt kính đến với đáy dụng cụ nấu nướng.
2. Một số lưu ý khác về bếp từ
Khi bếp từ hoạt động, đôi khi bạn sẽ nghe thấy tiếng ồn ở các cài đặt nhiệt độ cao. Đừng lo, đó là bởi quạt tản nhiệt đang hoạt động. Hoặc đôi khi, bạn sẽ nghe thấy âm thanh tích tắc do bộ điều khiển nguồn bật và tạm ngắt để cho nguồn điện ổn định. Đây là những hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng.
Bạn sẽ không thể nước trực tiếp thức ăn trên mặt kính bếp.
Một số nồi, chảo tuy mặt đáy có nhiễm từ nhưng đặt lên bếp, vùng nấu không hoạt động. Đó là bởi kích thước của chúng không tương thích với đường kính vùng nấu: quá to hoặc quá bé. Hoặc dụng cụ nấu có hình dạng bất thường cũng sẽ gây khó khăn trong quá trình bếp hoạt động
Từ trường có thể gây nhiễu điện một số thiết bị xung quanh. Vì vậy, bạn nên bố trí bếp từ cách một khoảng đối với lò vi sóng, TV, thiết bị điện khác để đảm bảo chúng hoạt động ổn định.
Để cắt giảm chi phí sản xuất, một số đơn vị không có tâm trộn vật liệu rẻ tiền khác với dây đồng để làm mâm truyền nhiệt. Điều này thường xảy ra đối với những sản phẩm bếp từ giá rẻ, kém chất lượng trên thị trường, gây hiệu quả làm nóng thấp. Vì vậy, bạn cần lựa chọn nhà cung ứng uy tín, hợp tác trực tiếp với nhãn hàng. Tất cả các sản phẩm bếp từ chính hãng đều có tem mác, chứng nhận của nhà sản xuất và bảo hành đầy đủ. Tránh vì tham của rẻ, lấy của ôi mà “tiền mất tật mang”.
Hy vọng, với tư vấn chọn bếp từ đầy đủ trên, bạn có thể đưa ra những quyết định mua hàng thông minh nhất. Đơn giản hơn, hãy nhấc ngay điện thoại và gọi vào số hotline 0966.923.451 để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.