Yêu cầu báo giá

Tiêu chuẩn nhà thông minh

Giống như tên gọi, nhà thông minh mang lại trải nghiệm cuộc sống tiện ích, đơn giản, nhanh chóng, an toàn hơn bao giờ hết. Vậy, tiêu chuẩn nhà thông minh là gì? Bằng 15 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế nội thất, Mộc Tinh Hoa đã tổng hợp được những nội dung cụ thể sau

I. Thế nào là nhà thông minh

1. Định nghĩa nhà thông minh

Nhà thông minh hay còn có tên: Home Automation, Domotics, Smart Home hoặc Intellihome là những ngôi nhà, căn hộ công trình được trang bị, cài đặt, sử dụng các thiết bị thông minh. Mục đích của việc trang bị các thiết bị này nhằm mang lại giải pháp cuộc sống thông minh, tiện ích và hiệu quả hơn. 

Về mặt bản chất, nhà thông minh là sự kết nối có hệ thống các thiết bị điện thông minh. Hệ thống điện tử này có thể giao tiếp với chủ nhân trong nhà thông qua bộ điều khiển trên ứng dụng, điện thoại, máy tính bảng, website thậm chí là nhận diện giọng nói. Nhờ vậy, ngôi nhà trở nên thông minh, tiện ích hơn, đáp ứng được các chức năng tự động/ bán tự động theo ý chủ nhân. 

2. Lợi ích nhà thông minh

Thứ nhất: Đem lại cuộc sống tiện ích, tối giản

Nhắc đến lợi ích nhà thông minh đem lại, chắc chắn, chúng sẽ giúp cuộc sống chúng ta tiện lợi và dễ dàng hơn. Những thiết bị thông minh sẽ hỗ trợ việc nhà một cách hiệu quả. Thay vì mất hàng giờ với những công việc nội trợ, bạn có thể nghỉ ngơi và ủy thác cho máy rửa bát, máy giặt, robot quét nhà,... Thời gian làm việc đó sẽ được thu hẹp lại chỉ với một nút bấm.

Thứ hai: Ngôi nhà trở nên thú vị

Nhà thông minh sẽ giúp mái ấm của bạn trở nên thú vị hơn. Bên cạnh những thiết bị gia dụng thiết yếu, một số đồ dùng khác như loa âm trần, đèn chùm phòng khách, gương thông minh,... sẽ đem lại sự thú vị và vui nhộn cho cuộc sống của bạn. 

Thứ ba: An toàn cho bạn và môi trường

Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh còn giúp bạn bảo vệ môi trường hiệu quả. Đôi khi, vì quá bận rộn công việc, bạn có thể quên tắt đèn, quạt, điều hòa,... gây tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng điện. Tuy nhiên, với chiếc điện thoại trong tay, bạn có thể dễ dàng kiểm soát thiết bị trong nhà mọi lúc, mọi nơi. Bằng việc kiểm tra chúng thường xuyên, đảm bảo các thiết bị đã tắt khi không dùng đến, bạn đã có thể bảo vệ năng lượng tự nhiên, môi trường hiện quả. 

Bên cạnh đó, nhà thông minh vô cùng an toàn, không trực tiếp sử dụng công tắc ổ cắm, hạn chế cháy, nổ, đảm bảo an toàn cho gia đình. 

II. Tiêu chí xây dựng nhà thông minh

1. Hệ thống điện thông minh

Tiêu chí xây dựng nhà thông minh đầu tiên, cũng là quan trọng nhất đó chính là hệ thống điện hiệu quả. Hệ thống điện này cần được kết hợp với mạng lưới kết nối hiện đại để có đường truyền hiệu quả, điều chỉnh nhanh chóng, dễ dàng. 

Cụ thể hơn, đó là bạn cần xây dựng hệ thống kết nối giữa các thiết bị sử dụng điện với nhau. Chúng được quản lý chặt chẽ thông qua màn hình điện tử gia chủ. Quá trình phân phối điện năng khắp các khu vực cũng được giám sát hiệu quả, thường xuyên và sử dụng tiết kiệm. 

Để làm được điều này, ngay từ khi thiết kế đến thi công, bạn đều phải lưu ý và xây dựng hệ thống điện thông minh, chặt chẽ. Đơn vị thi công an toàn, uy tín. Nhờ vậy, quá trình sử dụng sẽ an toàn, tránh rủi ro.

2. Con người làm chủ

Nhờ việc sử dụng hệ thống điện thông minh, con người sẽ hoàn toàn làm chủ ngôi nhà. Thế giới nhỏ của bạn sẽ được điều khiển một cách dễ dàng, an toàn trên smartphone. Dĩ nhiên, để làm được điều này, gia chủ cũng cần hiểu rõ cách sử dụng và quản lý thiết bị trên màn hình điện thoại. Cuộc sống trong nhà trở nên nhanh chóng, tiện lợi. 

III. Tiêu chuẩn nhà thông minh

Có nhiều tiêu chuẩn nhà thông minh được thế giới tìm ra và áp dụng. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ 3 tiêu chuẩn nhà thông minh phổ biến nhất. 

1. Tiêu chuẩn nhà thông minh KNX

Konnex (KNX) là một tiêu chuẩn quốc tế (ISO/ IEC 14543-3) được xây dựng đầu tiên tại Châu Âu (năm 1990). Chúng được dành cho hệ thống quản lý, điều khiển tòa nhà thông minh. 

Các thiết bị trong hệ thống nhà KNX được kết nối trực tiếp qua dây cáp (BUS) với điện áp 24V DC. Mỗi thiết bị đều được gán địa chỉ riêng biệt. Chúng nhận tín hiệu nhận lệnh (công tắc, cảm ứng chuyển động, cảm nhận hiện diện,..). Sau đó, chúng chuyển tín hiệu đến cơ cấu chấp hành (switch loader, dimmer…) để bật/tắt thiết bị theo ý muốn. 

Công nghệ nhà thông minh KNX hoạt động theo cấu trúc điều khiển phân tán, không cần bộ điều khiển trung tâm. Các thiết bị đều có thể xử lý thông tin độc lập, không phụ thuộc. Nhờ vậy, tính vận hành của hệ thống này là liên tục. 

Tiêu chuẩn nhà thông minh KNX

Mô hình vận hành nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX

Đây là mô hình nhà thông minh có dây, vì vậy, chúng có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm nhà thông minh KNX

- Tốc độ kết nối nhanh và ổn định

- Đảm bảo kết nối đối với công trình lớn

- An toàn

- Công tắc thông minh thiết kế sang trọng

- Phù hợp với mọi khí hậu, thời tiết

Nhược điểm KNX

- Cần đục đường đi dây

- Thời gian thi công lâu

- Kỹ thuật thi công phức tạp

- Giá thành đầu tư cao

- Khó khăn trong việc thay đổi, nâng cấp

2. Tiêu chuẩn Zigbee

Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4. Chúng là sản phẩm từ tổ chức Institute of Electrical and Electronics Engineer. Zigbee là một loại sóng tần số ngắn, được áp dụng cho các ứng dụng giám sát và điều khiển. Chúng không sử dụng quá nhiều điện năng, thiết kế đơn giản, chi phí rẻ so với mạng không dây cá nhân (WPAN).

Tiêu chuẩn Zigbee

Mạng lưới Zigbee

Ưu điểm Zigbee

- Dễ cải tạo

- Chi phí rẻ

- Lắp đặt dễ dàng

Nhược điểm

- Chỉ các thiết bị cùng hãng mới có thể giao tiếp với nhau

- Đường truyền kết nối không ổn định 

3. Tiêu chuẩn Matter

Matter là tiêu chuẩn kết nối thống nhất được phần lớn các thiết bị nhà thông minh hỗ trợ trong tương lai gần. Chúng được xây dựng dựa trên giao thức Internet (IP). Matter cho phép kết nối mạng dựa trên IP giữa các thiết bị thông minh hoặc các dịch vụ đám mây. Mới đầu, các thiết bị có hỗ trợ vật chất sẽ kết nối qua Bluetooth Low Energy với mạng Thread và Wi-fi. 

Về cơ bản, nó là “con dấu phê duyệt” giúp các thiết bị thông minh hoạt động cùng nhau một cách đáng tin cậy. 

Tiêu chuẩn nhà thông minh, mỗi tiêu chuẩn đều có ưu, nhược điểm riêng. Đối với các công trình lớn, cần sự kết nối ổn định, lâu dài, bạn có thể sử dụng kết nối KNX. Ngược lại, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí xây dựng, kết nối nội bộ trong không gian nhỏ, Zigbee hoặc Matter sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn. Để được hỗ trợ thiết kế nhà thông minh hiện đại, hãy liên hệ với chúng tôi. Mộc Tinh Hoa sẽ đưa ra cho bạn giải pháp phù hợp, tối ưu nhất. 

 

 

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tiêu chuẩn nhà thông minh

Saturday, November 13, 2021

Giống như tên gọi, nhà thông minh mang lại trải nghiệm cuộc sống tiện ích, đơn giản, nhanh chóng, an toàn hơn bao giờ hết. Vậy, tiêu chuẩn nhà thông minh là gì? Bằng 15 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế nội thất, Mộc Tinh Hoa đã tổng hợp được những nội dung cụ thể sau

I. Thế nào là nhà thông minh

1. Định nghĩa nhà thông minh

Nhà thông minh hay còn có tên: Home Automation, Domotics, Smart Home hoặc Intellihome là những ngôi nhà, căn hộ công trình được trang bị, cài đặt, sử dụng các thiết bị thông minh. Mục đích của việc trang bị các thiết bị này nhằm mang lại giải pháp cuộc sống thông minh, tiện ích và hiệu quả hơn. 

Về mặt bản chất, nhà thông minh là sự kết nối có hệ thống các thiết bị điện thông minh. Hệ thống điện tử này có thể giao tiếp với chủ nhân trong nhà thông qua bộ điều khiển trên ứng dụng, điện thoại, máy tính bảng, website thậm chí là nhận diện giọng nói. Nhờ vậy, ngôi nhà trở nên thông minh, tiện ích hơn, đáp ứng được các chức năng tự động/ bán tự động theo ý chủ nhân. 

2. Lợi ích nhà thông minh

Thứ nhất: Đem lại cuộc sống tiện ích, tối giản

Nhắc đến lợi ích nhà thông minh đem lại, chắc chắn, chúng sẽ giúp cuộc sống chúng ta tiện lợi và dễ dàng hơn. Những thiết bị thông minh sẽ hỗ trợ việc nhà một cách hiệu quả. Thay vì mất hàng giờ với những công việc nội trợ, bạn có thể nghỉ ngơi và ủy thác cho máy rửa bát, máy giặt, robot quét nhà,... Thời gian làm việc đó sẽ được thu hẹp lại chỉ với một nút bấm.

Thứ hai: Ngôi nhà trở nên thú vị

Nhà thông minh sẽ giúp mái ấm của bạn trở nên thú vị hơn. Bên cạnh những thiết bị gia dụng thiết yếu, một số đồ dùng khác như loa âm trần, đèn chùm phòng khách, gương thông minh,... sẽ đem lại sự thú vị và vui nhộn cho cuộc sống của bạn. 

Thứ ba: An toàn cho bạn và môi trường

Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh còn giúp bạn bảo vệ môi trường hiệu quả. Đôi khi, vì quá bận rộn công việc, bạn có thể quên tắt đèn, quạt, điều hòa,... gây tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng điện. Tuy nhiên, với chiếc điện thoại trong tay, bạn có thể dễ dàng kiểm soát thiết bị trong nhà mọi lúc, mọi nơi. Bằng việc kiểm tra chúng thường xuyên, đảm bảo các thiết bị đã tắt khi không dùng đến, bạn đã có thể bảo vệ năng lượng tự nhiên, môi trường hiện quả. 

Bên cạnh đó, nhà thông minh vô cùng an toàn, không trực tiếp sử dụng công tắc ổ cắm, hạn chế cháy, nổ, đảm bảo an toàn cho gia đình. 

II. Tiêu chí xây dựng nhà thông minh

1. Hệ thống điện thông minh

Tiêu chí xây dựng nhà thông minh đầu tiên, cũng là quan trọng nhất đó chính là hệ thống điện hiệu quả. Hệ thống điện này cần được kết hợp với mạng lưới kết nối hiện đại để có đường truyền hiệu quả, điều chỉnh nhanh chóng, dễ dàng. 

Cụ thể hơn, đó là bạn cần xây dựng hệ thống kết nối giữa các thiết bị sử dụng điện với nhau. Chúng được quản lý chặt chẽ thông qua màn hình điện tử gia chủ. Quá trình phân phối điện năng khắp các khu vực cũng được giám sát hiệu quả, thường xuyên và sử dụng tiết kiệm. 

Để làm được điều này, ngay từ khi thiết kế đến thi công, bạn đều phải lưu ý và xây dựng hệ thống điện thông minh, chặt chẽ. Đơn vị thi công an toàn, uy tín. Nhờ vậy, quá trình sử dụng sẽ an toàn, tránh rủi ro.

2. Con người làm chủ

Nhờ việc sử dụng hệ thống điện thông minh, con người sẽ hoàn toàn làm chủ ngôi nhà. Thế giới nhỏ của bạn sẽ được điều khiển một cách dễ dàng, an toàn trên smartphone. Dĩ nhiên, để làm được điều này, gia chủ cũng cần hiểu rõ cách sử dụng và quản lý thiết bị trên màn hình điện thoại. Cuộc sống trong nhà trở nên nhanh chóng, tiện lợi. 

III. Tiêu chuẩn nhà thông minh

Có nhiều tiêu chuẩn nhà thông minh được thế giới tìm ra và áp dụng. Dưới đây, Mộc Tinh Hoa sẽ chia sẻ 3 tiêu chuẩn nhà thông minh phổ biến nhất. 

1. Tiêu chuẩn nhà thông minh KNX

Konnex (KNX) là một tiêu chuẩn quốc tế (ISO/ IEC 14543-3) được xây dựng đầu tiên tại Châu Âu (năm 1990). Chúng được dành cho hệ thống quản lý, điều khiển tòa nhà thông minh. 

Các thiết bị trong hệ thống nhà KNX được kết nối trực tiếp qua dây cáp (BUS) với điện áp 24V DC. Mỗi thiết bị đều được gán địa chỉ riêng biệt. Chúng nhận tín hiệu nhận lệnh (công tắc, cảm ứng chuyển động, cảm nhận hiện diện,..). Sau đó, chúng chuyển tín hiệu đến cơ cấu chấp hành (switch loader, dimmer…) để bật/tắt thiết bị theo ý muốn. 

Công nghệ nhà thông minh KNX hoạt động theo cấu trúc điều khiển phân tán, không cần bộ điều khiển trung tâm. Các thiết bị đều có thể xử lý thông tin độc lập, không phụ thuộc. Nhờ vậy, tính vận hành của hệ thống này là liên tục. 

Tiêu chuẩn nhà thông minh KNX

Mô hình vận hành nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX

Đây là mô hình nhà thông minh có dây, vì vậy, chúng có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm nhà thông minh KNX

- Tốc độ kết nối nhanh và ổn định

- Đảm bảo kết nối đối với công trình lớn

- An toàn

- Công tắc thông minh thiết kế sang trọng

- Phù hợp với mọi khí hậu, thời tiết

Nhược điểm KNX

- Cần đục đường đi dây

- Thời gian thi công lâu

- Kỹ thuật thi công phức tạp

- Giá thành đầu tư cao

- Khó khăn trong việc thay đổi, nâng cấp

2. Tiêu chuẩn Zigbee

Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4. Chúng là sản phẩm từ tổ chức Institute of Electrical and Electronics Engineer. Zigbee là một loại sóng tần số ngắn, được áp dụng cho các ứng dụng giám sát và điều khiển. Chúng không sử dụng quá nhiều điện năng, thiết kế đơn giản, chi phí rẻ so với mạng không dây cá nhân (WPAN).

Tiêu chuẩn Zigbee

Mạng lưới Zigbee

Ưu điểm Zigbee

- Dễ cải tạo

- Chi phí rẻ

- Lắp đặt dễ dàng

Nhược điểm

- Chỉ các thiết bị cùng hãng mới có thể giao tiếp với nhau

- Đường truyền kết nối không ổn định 

3. Tiêu chuẩn Matter

Matter là tiêu chuẩn kết nối thống nhất được phần lớn các thiết bị nhà thông minh hỗ trợ trong tương lai gần. Chúng được xây dựng dựa trên giao thức Internet (IP). Matter cho phép kết nối mạng dựa trên IP giữa các thiết bị thông minh hoặc các dịch vụ đám mây. Mới đầu, các thiết bị có hỗ trợ vật chất sẽ kết nối qua Bluetooth Low Energy với mạng Thread và Wi-fi. 

Về cơ bản, nó là “con dấu phê duyệt” giúp các thiết bị thông minh hoạt động cùng nhau một cách đáng tin cậy. 

Tiêu chuẩn nhà thông minh, mỗi tiêu chuẩn đều có ưu, nhược điểm riêng. Đối với các công trình lớn, cần sự kết nối ổn định, lâu dài, bạn có thể sử dụng kết nối KNX. Ngược lại, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí xây dựng, kết nối nội bộ trong không gian nhỏ, Zigbee hoặc Matter sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn. Để được hỗ trợ thiết kế nhà thông minh hiện đại, hãy liên hệ với chúng tôi. Mộc Tinh Hoa sẽ đưa ra cho bạn giải pháp phù hợp, tối ưu nhất. 

 

 

Để lại bình luận của bạn