Yêu cầu báo giá

6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay

Nhà bếp luôn là trái tim của ngôi nhà, là không gian quan trọng để mỗi thành viên trở về tận hưởng các bữa ăn và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ. Vì vậy, một căn bếp hiện đại, tiện lợi, đẹp mắt sẽ giúp gia đình bạn có những trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sinh hoạt.

 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Mộc Tinh Hoa tham khảo 6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay để biến căn bếp của bạn trở nên hoàn hảo và đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhé!

 

1. Cân nhắc khi thiết kế, bố trí nhà bếp

 

Để có được một căn bếp hài hòa, tiện lợi thì điều đầu tiên khi nhắc đến thiết kế, bố trí nhà bếp đó là xem xét các yếu tố về phong cách, thành phần và nguyên tắc tam giác bếp.

 

1.1. Yếu tố xem xét khi bố trí nhà bếp

 

Khi bố trí nhà bếp có bốn yếu tố cần xem xét như sau: Công năng sử dụng; công năng lưu trữ; tính thẩm mỹ và ánh sáng.

 

Cân nhắc khi thiết kế, bố trí nhà bếp

Cân nhắc khi thiết kế, bố trí nhà bếp

 

Cụ thể từng yếu tố trong cách bố trí nhà bếp hiện nay như sau:

  • Về công năng sử dụng: Đối với mỗi gia đình sẽ có nhu cầu sử dụng bếp khác nhau tùy thuộc vào số lượng người, thời gian và thói quen sinh hoạt. Những gia đình có đông thành viên hay thường xuyên nấu ăn sẽ cần không gian nấu nướng, bàn ăn với diện tích lớn hơn. Những gia đình có nhiều thời gian, thích làm bánh thì cần bố trí bàn làm bánh và bếp nướng ở vị trí dễ dàng tiếp cận, thực hiện.
  • Về công năng lưu trữ: Vấn đề lưu trữ là một trong những nội dung quan trọng nhất mà kiến trúc sư và gia chủ quan tâm khi lựa chọn cách bố trí nhà bếp. Thiết kế lưu trữ thông minh như thế nào, sử dụng phụ kiện ra sao… sẽ được tính toán trước để đáp ứng đủ nhu cầu, tránh thiếu không gian lưu trữ.
  • Về tính thẩm mỹ: Bố trí nhà bếp phải đảm bảo được độ hài hòa với phong cách thiết kế chung của nhà ở. Hơn nữa thiết kế các chi tiết nội thất phòng bếp phải có tính liên kết, liền mạch và hợp lý.
  • Về ánh sáng: Yếu tố ánh sáng cũng giữ vị trí quan trọng đối với thiết kế nhà bếp. Ngoài việc cung cấp ánh sáng để các thành viên trong gia đình nấu nướng, sinh hoạt thì kiến trúc sư cũng cần thiết kế ánh sáng trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp.

 

1.2. Nguyên tắc tam giác bếp trong thiết kế nội thất hiện đại

 

Nguyên tắc tam giác bếp ra đời, được ứng dụng bắt đầu từ năm 1950, là nhóm nguyên tắc tiêu chuẩn giúp bố trí nhà bếp hiệu quả, tiện lợi, đảm bảo công năng và có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt nguyên tắc tam giác bếp tập trung vào tính thuận tiện trong việc di chuyển của các thành viên trong gia đình giữa các vị trí bếp nấu, chậu rửa bát và tủ lạnh.

 

Vì vậy, khi thiết kế, bố trí các thành phần trong nhà bếp, kiến trúc sư cần ghi nhớ một số điều như sau:

  • Khoảng cách giữa 02 điểm của tam giác bếp (bếp nấu - chậu rửa, chậu rửa - tủ lạnh, tủ lạnh - bếp nấu) cách nhau khoảng từ 1,2m đến 2,7m.
  • Tổng chiều dài 03 cạnh của tam giác bếp khoảng từ 4m đến 7,9m.
  • Tủ bếp hay các thành phần khác trong nội thất bếp không được cắt bất kỳ chân tam giác bếp lớn hơn 30cm.
  • Bố trí khoảng không gian trong bếp dùng để di chuyển thật thông thoáng.

 

2. 6 cách bố trí nhà bếp đẹp, hiệu quả

 

Việc lựa chọn cách bố trí nhà bếp cần phải đáp ứng nhóm nguyên tắc tam giác vàng về khoảng cách và xem xét đến 04 yếu tố sử dụng, lưu trữ, thẩm mỹ và ánh sáng như trên.

 

Nhằm có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được kiểu bố trí, hãy cùng tham khảo 6 cách bố trí nội thất nhà bếp đẹp, hiệu quả sau đây:

 

2.1. Cách bố trí nhà bếp dựa vào một bức tường - Nhà bếp Pullman

 

Nhà bếp Pullman, hay còn được gọi là cách bố trí nhà bếp dựa vào một bức tường, là một phong cách bố trí thông minh và tiết kiệm diện tích phổ biến dành cho các căn hộ và nhà ở không gian chật hẹp. Đối với kiểu bố trí này, các thành phần của nhà bếp như tủ bếp, bàn ăn thông minh…sẽ được sắp xếp dọc theo một bức tường duy nhất.

 

Nhà bếp Pullman

Nhà bếp Pullman

 

Ngoài ra, người dùng có thể thiết kế dạng tủ bếp treo tường hay sử dụng các loại bàn ăn gập, quầy bar đặt dọc theo bức tường để tiết kiệm diện tích và tạo nên không gian sinh hoạt, ăn uống tiện lợi.

 

Lưu ý, khi thực hiện bố trí, hãy sắp xếp các thành phần của nhà bếp từ trên xuống dưới như tủ bếp, lò nướng, máy rửa chén và chậu rửa; sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh chạy dọc theo tường để chiếu sáng toàn bộ gian bếp, tăng tính thẩm mỹ; tận dụng bức tường để làm tường ốp cho bếp…

 

2.2. Cách bố trí nhà bếp theo kiểu Galley

 

Cách bố trí nhà bếp theo kiểu Galley có nguồn gốc dựa trên cấu trúc bếp trên tàu, trong đó hai mặt bàn song song theo chiều dọc với không gian trống ở giữa. Cách bố trí này thường được ứng dụng trong các căn hộ và nhà ở chật hẹp về chiều ngang nhưng có đủ chiều dài.

 

nhà bếp theo kiểu Galley

Nhà bếp theo kiểu Galley

 

Với việc sắp xếp các thành phần của căn bếp theo kiểu Galley, gia đình bạn sẽ có một không gian phòng bếp được tối ưu về diện tích sử dụng. Đặc biệt, cách bố trí này sẽ giúp gia đình bạn dễ dàng di chuyển, thao tác một cách thuận tiện trong quá trình nấu nướng và ăn uống.

 

Hơn nữa, việc bố trí song song hai bên theo chiều dọc tạo thành hai dãy tủ và bàn sinh hoạt sẽ giúp gia chủ có thêm không gian lưu trữ, nấu nướng. Điểm yếu của phương pháp này là có sự giới hạn về số lượng người và bếp bị hẹp về chiều ngang.

 

2.3. Cách bố trí nhà bếp hình chữ L

 

Kiểu bố trí nhà bếp hình chữ L chắc chắn là kiểu thiết kế tương đối quen thuộc, hay gặp trong cuộc sống. Như tên gọi, đây là kiểu bố trí các thành phần nội thất của nhà bếp như tủ bếp, bếp nấu, chậu rửa theo hình dạng chữ L.

 

nhà bếp hình chữ L

Nhà bếp hình chữ L

 

Kiểu bố trí này đem đến nhiều ưu điểm như tạo ra không gian bếp cực kỳ gọn gàng, có tính thẩm mỹ cao khi các thành phần nội thất sẽ chạy dọc theo phần tường và góc chữ L của nhà bếp. Bên cạnh đó, không gian nấu sẽ cực kỳ thoáng đãng; các thành viên trong gia đình cũng dễ dàng di chuyển giữa các vị trí trong nhà bếp.

 

Gia đình bạn cũng dễ dàng thiết kế, điều chỉnh thêm tủ bếp hay chậu rửa để làm tăng không gian lưu trữ hay sử dụng trong nhà bếp.

 

Đối với cách bố trí nhà bếp hình chữ L, cách tốt nhất để sử dụng tiện lợi đó là thiết kế bếp theo luồng công việc liên hoàn. Nếu cần thiết, bạn có thể thiết kế nhà bếp dạng hình chữ L kép với một phần chính, một phần phụ sẽ giúp tăng thêm công năng và không gian.

 

Nên lựa chọn các kiểu tủ gồm phần tủ trên và tủ dưới giúp gia chủ thuận tiện hơn trong quá trình nấu nướng, sinh hoạt.

 

2.4. Cách bố trí nhà bếp hình chữ U

 

Cách bố trí nhà bếp hình chữ U là giải pháp dành cho các căn hộ chung cư, nhà ở hẹp, có diện tích phòng bếp hạn chế nhưng tách biệt phòng khách.

 

nhà bếp hình chữ U

Nhà bếp hình chữ U

 

Với việc bố trí các khu vực chức năng, thành phần nội thất bếp liên hoàn theo hình chữ U, gia chủ không chỉ có nhiều không gian để nấu nướng, sinh hoạt mà còn dễ dàng di chuyển, thực hiện các thao tác trong nhà bếp.

 

Đối với thiết kế nội thất bếp dạng chữ U, bạn nên đóng các loại tủ bếp dưới chạy dọc theo 3 góc tường để có thêm không gian lưu trữ thuận tiện. Cố gắng bố trí tất cả các vật dụng có kích thước lớn như xoong nồi, rổ rá… vào phía trong tủ.

 

Thiết kế bếp ga và lò nướng, lò vi sóng… âm tủ bếp dưới để có không gian gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Qua đó, giúp gian bếp trở nên rộng rãi, sáng sủa và ấm cúng hơn.

 

2.5. Cách bố trí nhà bếp đảo

 

Bố trí nhà bếp đảo là cách bố trí thêm một bàn đảo bếp được đặt chính giữa của không gian phòng bếp. Thiết kế bàn đảo bếp này không chỉ có tác dụng trang trí, tô điểm cho không gian nhà bếp mà còn bố trí thành khu chức năng vừa nấu nướng vừa sinh hoạt.

 

nhà bếp đảo

Nhà bếp đảo

 

Ngoài ra, phía dưới đảo bếp, gia chủ cũng có thể bố trí thêm các tủ bếp để tăng diện tích lưu trữ cho nhà bếp của mình. Vì vậy đây là cách bố trí nhà bếp hiện đại, thịnh hành được rất nhiều gia đình ưa chuộng trong thiết kế hiện nay.

 

Khi bố trí kiểu nhà bếp đảo, bạn có thể thiết kế liên thông, mở với phòng khách. Có khá nhiều kiểu dáng bếp đảo hiện nay với mẫu mã, chất liệu, màu sắc đa dạng, phong phú. Gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn mẫu phù hợp với phong cách thiết kế nhà ở của mình.

 

2.6. Cách bố trí nhà bếp bán đảo

 

Cách bố trí nhà bếp bán đảo cũng là một kiểu thiết kế đảo bếp nhưng có diện tích nhỏ hơn nhiều. Bán đảo bếp là phần mở rộng của hệ thống tủ bếp dưới, được bố trí nối liền, vuông góc với bề ngang của tủ bếp. Tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng về chức năng, bán đảo bếp tương tự như bếp đảo.

 

nhà bếp bán đảo

Nhà bếp bán đảo

 

Với việc bố trí nhà bếp bán đảo, các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng thao tác chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng món ăn từ nhiều hướng, vị trí khác nhau mà không hề bị vướng. Hơn nữa, đây cũng có thể là không gian để nói chuyện, giao lưu khi chờ đợi các bữa ăn và cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như nơi trẻ em vui chơi, học tập, tô vẽ…

 

Nhờ vậy, khi thực hiện nấu ăn, người nội trợ có thể theo dõi các thành viên trong gia đình và làm tăng sự gắn kết trong quá trình sinh hoạt.

 

3. Kết luận

 

Như vậy, chúng ta đã khám phá 6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay, từ việc bố trí nhà bếp dựa vào một bức tường cho đến bố trí theo kiểu dáng chữ L, chữ U và nhà bếp đảo, bếp bán đảo. Những cách bố trí thông minh này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian nhà bếp mà còn tạo ra môi trường tiện nghi cho gia đình bạn.

 

Hãy thử áp dụng những cách bố trí trên để có một không gian bếp hoàn hảo, ấm cúng nhé!

 

 

Nội thất Mộc Tinh Hoa - Tinh hoa gỗ Việt !  

>> Chương trình khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng nhận ngàn quà tặng

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay

Monday, August 14, 2023

Nhà bếp luôn là trái tim của ngôi nhà, là không gian quan trọng để mỗi thành viên trở về tận hưởng các bữa ăn và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ. Vì vậy, một căn bếp hiện đại, tiện lợi, đẹp mắt sẽ giúp gia đình bạn có những trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sinh hoạt.

 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Mộc Tinh Hoa tham khảo 6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay để biến căn bếp của bạn trở nên hoàn hảo và đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhé!

 

1. Cân nhắc khi thiết kế, bố trí nhà bếp

 

Để có được một căn bếp hài hòa, tiện lợi thì điều đầu tiên khi nhắc đến thiết kế, bố trí nhà bếp đó là xem xét các yếu tố về phong cách, thành phần và nguyên tắc tam giác bếp.

 

1.1. Yếu tố xem xét khi bố trí nhà bếp

 

Khi bố trí nhà bếp có bốn yếu tố cần xem xét như sau: Công năng sử dụng; công năng lưu trữ; tính thẩm mỹ và ánh sáng.

 

Cân nhắc khi thiết kế, bố trí nhà bếp

Cân nhắc khi thiết kế, bố trí nhà bếp

 

Cụ thể từng yếu tố trong cách bố trí nhà bếp hiện nay như sau:

  • Về công năng sử dụng: Đối với mỗi gia đình sẽ có nhu cầu sử dụng bếp khác nhau tùy thuộc vào số lượng người, thời gian và thói quen sinh hoạt. Những gia đình có đông thành viên hay thường xuyên nấu ăn sẽ cần không gian nấu nướng, bàn ăn với diện tích lớn hơn. Những gia đình có nhiều thời gian, thích làm bánh thì cần bố trí bàn làm bánh và bếp nướng ở vị trí dễ dàng tiếp cận, thực hiện.
  • Về công năng lưu trữ: Vấn đề lưu trữ là một trong những nội dung quan trọng nhất mà kiến trúc sư và gia chủ quan tâm khi lựa chọn cách bố trí nhà bếp. Thiết kế lưu trữ thông minh như thế nào, sử dụng phụ kiện ra sao… sẽ được tính toán trước để đáp ứng đủ nhu cầu, tránh thiếu không gian lưu trữ.
  • Về tính thẩm mỹ: Bố trí nhà bếp phải đảm bảo được độ hài hòa với phong cách thiết kế chung của nhà ở. Hơn nữa thiết kế các chi tiết nội thất phòng bếp phải có tính liên kết, liền mạch và hợp lý.
  • Về ánh sáng: Yếu tố ánh sáng cũng giữ vị trí quan trọng đối với thiết kế nhà bếp. Ngoài việc cung cấp ánh sáng để các thành viên trong gia đình nấu nướng, sinh hoạt thì kiến trúc sư cũng cần thiết kế ánh sáng trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp.

 

1.2. Nguyên tắc tam giác bếp trong thiết kế nội thất hiện đại

 

Nguyên tắc tam giác bếp ra đời, được ứng dụng bắt đầu từ năm 1950, là nhóm nguyên tắc tiêu chuẩn giúp bố trí nhà bếp hiệu quả, tiện lợi, đảm bảo công năng và có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt nguyên tắc tam giác bếp tập trung vào tính thuận tiện trong việc di chuyển của các thành viên trong gia đình giữa các vị trí bếp nấu, chậu rửa bát và tủ lạnh.

 

Vì vậy, khi thiết kế, bố trí các thành phần trong nhà bếp, kiến trúc sư cần ghi nhớ một số điều như sau:

  • Khoảng cách giữa 02 điểm của tam giác bếp (bếp nấu - chậu rửa, chậu rửa - tủ lạnh, tủ lạnh - bếp nấu) cách nhau khoảng từ 1,2m đến 2,7m.
  • Tổng chiều dài 03 cạnh của tam giác bếp khoảng từ 4m đến 7,9m.
  • Tủ bếp hay các thành phần khác trong nội thất bếp không được cắt bất kỳ chân tam giác bếp lớn hơn 30cm.
  • Bố trí khoảng không gian trong bếp dùng để di chuyển thật thông thoáng.

 

2. 6 cách bố trí nhà bếp đẹp, hiệu quả

 

Việc lựa chọn cách bố trí nhà bếp cần phải đáp ứng nhóm nguyên tắc tam giác vàng về khoảng cách và xem xét đến 04 yếu tố sử dụng, lưu trữ, thẩm mỹ và ánh sáng như trên.

 

Nhằm có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được kiểu bố trí, hãy cùng tham khảo 6 cách bố trí nội thất nhà bếp đẹp, hiệu quả sau đây:

 

2.1. Cách bố trí nhà bếp dựa vào một bức tường - Nhà bếp Pullman

 

Nhà bếp Pullman, hay còn được gọi là cách bố trí nhà bếp dựa vào một bức tường, là một phong cách bố trí thông minh và tiết kiệm diện tích phổ biến dành cho các căn hộ và nhà ở không gian chật hẹp. Đối với kiểu bố trí này, các thành phần của nhà bếp như tủ bếp, bàn ăn thông minh…sẽ được sắp xếp dọc theo một bức tường duy nhất.

 

Nhà bếp Pullman

Nhà bếp Pullman

 

Ngoài ra, người dùng có thể thiết kế dạng tủ bếp treo tường hay sử dụng các loại bàn ăn gập, quầy bar đặt dọc theo bức tường để tiết kiệm diện tích và tạo nên không gian sinh hoạt, ăn uống tiện lợi.

 

Lưu ý, khi thực hiện bố trí, hãy sắp xếp các thành phần của nhà bếp từ trên xuống dưới như tủ bếp, lò nướng, máy rửa chén và chậu rửa; sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh chạy dọc theo tường để chiếu sáng toàn bộ gian bếp, tăng tính thẩm mỹ; tận dụng bức tường để làm tường ốp cho bếp…

 

2.2. Cách bố trí nhà bếp theo kiểu Galley

 

Cách bố trí nhà bếp theo kiểu Galley có nguồn gốc dựa trên cấu trúc bếp trên tàu, trong đó hai mặt bàn song song theo chiều dọc với không gian trống ở giữa. Cách bố trí này thường được ứng dụng trong các căn hộ và nhà ở chật hẹp về chiều ngang nhưng có đủ chiều dài.

 

nhà bếp theo kiểu Galley

Nhà bếp theo kiểu Galley

 

Với việc sắp xếp các thành phần của căn bếp theo kiểu Galley, gia đình bạn sẽ có một không gian phòng bếp được tối ưu về diện tích sử dụng. Đặc biệt, cách bố trí này sẽ giúp gia đình bạn dễ dàng di chuyển, thao tác một cách thuận tiện trong quá trình nấu nướng và ăn uống.

 

Hơn nữa, việc bố trí song song hai bên theo chiều dọc tạo thành hai dãy tủ và bàn sinh hoạt sẽ giúp gia chủ có thêm không gian lưu trữ, nấu nướng. Điểm yếu của phương pháp này là có sự giới hạn về số lượng người và bếp bị hẹp về chiều ngang.

 

2.3. Cách bố trí nhà bếp hình chữ L

 

Kiểu bố trí nhà bếp hình chữ L chắc chắn là kiểu thiết kế tương đối quen thuộc, hay gặp trong cuộc sống. Như tên gọi, đây là kiểu bố trí các thành phần nội thất của nhà bếp như tủ bếp, bếp nấu, chậu rửa theo hình dạng chữ L.

 

nhà bếp hình chữ L

Nhà bếp hình chữ L

 

Kiểu bố trí này đem đến nhiều ưu điểm như tạo ra không gian bếp cực kỳ gọn gàng, có tính thẩm mỹ cao khi các thành phần nội thất sẽ chạy dọc theo phần tường và góc chữ L của nhà bếp. Bên cạnh đó, không gian nấu sẽ cực kỳ thoáng đãng; các thành viên trong gia đình cũng dễ dàng di chuyển giữa các vị trí trong nhà bếp.

 

Gia đình bạn cũng dễ dàng thiết kế, điều chỉnh thêm tủ bếp hay chậu rửa để làm tăng không gian lưu trữ hay sử dụng trong nhà bếp.

 

Đối với cách bố trí nhà bếp hình chữ L, cách tốt nhất để sử dụng tiện lợi đó là thiết kế bếp theo luồng công việc liên hoàn. Nếu cần thiết, bạn có thể thiết kế nhà bếp dạng hình chữ L kép với một phần chính, một phần phụ sẽ giúp tăng thêm công năng và không gian.

 

Nên lựa chọn các kiểu tủ gồm phần tủ trên và tủ dưới giúp gia chủ thuận tiện hơn trong quá trình nấu nướng, sinh hoạt.

 

2.4. Cách bố trí nhà bếp hình chữ U

 

Cách bố trí nhà bếp hình chữ U là giải pháp dành cho các căn hộ chung cư, nhà ở hẹp, có diện tích phòng bếp hạn chế nhưng tách biệt phòng khách.

 

nhà bếp hình chữ U

Nhà bếp hình chữ U

 

Với việc bố trí các khu vực chức năng, thành phần nội thất bếp liên hoàn theo hình chữ U, gia chủ không chỉ có nhiều không gian để nấu nướng, sinh hoạt mà còn dễ dàng di chuyển, thực hiện các thao tác trong nhà bếp.

 

Đối với thiết kế nội thất bếp dạng chữ U, bạn nên đóng các loại tủ bếp dưới chạy dọc theo 3 góc tường để có thêm không gian lưu trữ thuận tiện. Cố gắng bố trí tất cả các vật dụng có kích thước lớn như xoong nồi, rổ rá… vào phía trong tủ.

 

Thiết kế bếp ga và lò nướng, lò vi sóng… âm tủ bếp dưới để có không gian gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Qua đó, giúp gian bếp trở nên rộng rãi, sáng sủa và ấm cúng hơn.

 

2.5. Cách bố trí nhà bếp đảo

 

Bố trí nhà bếp đảo là cách bố trí thêm một bàn đảo bếp được đặt chính giữa của không gian phòng bếp. Thiết kế bàn đảo bếp này không chỉ có tác dụng trang trí, tô điểm cho không gian nhà bếp mà còn bố trí thành khu chức năng vừa nấu nướng vừa sinh hoạt.

 

nhà bếp đảo

Nhà bếp đảo

 

Ngoài ra, phía dưới đảo bếp, gia chủ cũng có thể bố trí thêm các tủ bếp để tăng diện tích lưu trữ cho nhà bếp của mình. Vì vậy đây là cách bố trí nhà bếp hiện đại, thịnh hành được rất nhiều gia đình ưa chuộng trong thiết kế hiện nay.

 

Khi bố trí kiểu nhà bếp đảo, bạn có thể thiết kế liên thông, mở với phòng khách. Có khá nhiều kiểu dáng bếp đảo hiện nay với mẫu mã, chất liệu, màu sắc đa dạng, phong phú. Gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn mẫu phù hợp với phong cách thiết kế nhà ở của mình.

 

2.6. Cách bố trí nhà bếp bán đảo

 

Cách bố trí nhà bếp bán đảo cũng là một kiểu thiết kế đảo bếp nhưng có diện tích nhỏ hơn nhiều. Bán đảo bếp là phần mở rộng của hệ thống tủ bếp dưới, được bố trí nối liền, vuông góc với bề ngang của tủ bếp. Tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng về chức năng, bán đảo bếp tương tự như bếp đảo.

 

nhà bếp bán đảo

Nhà bếp bán đảo

 

Với việc bố trí nhà bếp bán đảo, các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng thao tác chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng món ăn từ nhiều hướng, vị trí khác nhau mà không hề bị vướng. Hơn nữa, đây cũng có thể là không gian để nói chuyện, giao lưu khi chờ đợi các bữa ăn và cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như nơi trẻ em vui chơi, học tập, tô vẽ…

 

Nhờ vậy, khi thực hiện nấu ăn, người nội trợ có thể theo dõi các thành viên trong gia đình và làm tăng sự gắn kết trong quá trình sinh hoạt.

 

3. Kết luận

 

Như vậy, chúng ta đã khám phá 6 cách bố trí nhà bếp phổ biến hiện nay, từ việc bố trí nhà bếp dựa vào một bức tường cho đến bố trí theo kiểu dáng chữ L, chữ U và nhà bếp đảo, bếp bán đảo. Những cách bố trí thông minh này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian nhà bếp mà còn tạo ra môi trường tiện nghi cho gia đình bạn.

 

Hãy thử áp dụng những cách bố trí trên để có một không gian bếp hoàn hảo, ấm cúng nhé!

 

 

Để lại bình luận của bạn